Bác sĩ Việt tại Mỹ kể chuyện "lừa gạt" các bà mẹ cuồng cho con uống thuốc ho
Đây là bài viết nằm trong loạt 2 bài về chủ đề "Thuốc ho không hiệu quả và cách thay thế" của BS Trương Hoàng Hưng. Bài đầu tiên viết về vấn đề: "Thuốc ho có giảm ho không"?
Mỗi năm tới mùa cúm là tôi mệt mỏi vụ thuốc ho , con nít thì bệnh viêm hô hấp trên rầm rầm, mỗi ngày bước vô phòng khám là như cái hội chợ ho. Mẹ nào cũng đòi thuốc ho, giải thích khô cả nước bọt.
Thuốc ho long đàm bày bán đầy trên kệ, loại nào cũng được quảng cáo là tốt nhất, nhưng nếu coi kỹ thành phần, quanh đi quẩn lại cũng có mấy thứ mà thôi:
- Thành phần giảm ho (Dextromethorphan DM).
- Thành phần long đàm như guaifenesin, cysteine.
- Thành phần làm giảm nghẹt mũi như phenylephrine hay pseudoephedrine.
- Kháng histamine: brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine (Benadryl).
Thuốc ho có giảm ho hay không?
Không hề.
Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em dưới 6 tuổi.

Vào năm 2007, FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thông báo rằng các thuốc này đã gây nhiều tai biến ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí gây tử vong ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng. Do đó họ khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc ho cảm trên trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là DƯỚI 2 TUỔI. Lý do là khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm rất cao.
Với trẻ 6-12 tuổi thì nên hạn chế.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các thuốc này sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tai biến chết người.
Sau khuyến cáo của FDA, các hộp thuốc ho cảm phải ghi rõ hàng chữ "Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi" . Các hãng bảo hiểm mừng hết lớn. Hiện nay các hãng bảo hiểm đều từ chối các đơn thuốc ho cảm cho trẻ dưới 6 tuổi, chỉ còn kháng histamine là còn được chấp nhận thôi.
Tại sao ho?
Ho thật ra là một phản ứng bảo vệ của cơ thể khi bị bệnh hay có dị vật trong đường thở.
Khi viêm nhiễm hô hấp trên thì có nhiều đàm nhớt nên cơ thể PHẢI ho để tống xuất chúng. Trẻ bị bại não hay tổn thương não mà mất phản xạ ho, khi viêm nhiễm đường hô hấp phải mang một cái "áo gây ho" mỗi ngày để được ho nhân tạo, không thì đàm nhớt ứ đọng sẽ gây viêm phổi, xẹp phổi. Ho được thì tốt chứ các mẹ đừng nên thấy con ho thì tái dại mặt đi chi cho khổ.
Con tôi từ nhỏ tới lớn không có uống một viên thuốc ho. Có lần nó ho sù sụ đâu chừng 2 tuần, vợ tôi hỏi có cho nó uống thuốc ho không, tôi nói kệ nó đi, tự nó sẽ hết. Đâu chừng tuần sau thì nó quên ho.

Mỗi lần gặp mấy bà mẹ cuồng cho con uống thuốc ho cảm, khuyên giải hoài không được thì tôi hay cho chút thuốc kháng histamine hoặc thuốc ho cảm liều thấp. Tại sao vậy?
Tại vì đối với mấy mẹ loại này, không cho thì họ sẽ không an tâm, không tin tưởng, thậm chí giận dữ. Sau đó thì sẽ tới chiến dịch đi khám bệnh dạo hết BS này tới BS khác, rồi vô cấp cứu, được cho kháng sinh, thuốc giãn phế phản, corticoid một cách vô tội vạ.
Đến BS nào cuối cùng trùng với thời điểm bệnh tự hết thì các mẹ sẽ vui tươi phấn khởi tung hô đó là BS giỏi nhất. Mà tôi là BS đầu tiên, khám khi bé còn ho sù sụ thì họ sẽ mặc nhiên liệt tôi là BS dở nhất!
Vì đã nhiều lần thấy chuyện này, nên tôi chấp nhận "lừa gạt" các bà mẹ cuồng thuốc ho như vậy nhằm tránh cho bé những hệ luỵ về sau. Nếu có sinh viên tại đó, tôi hay nói đùa (mà thật) như vầy: "Thuốc này con uống là trị "bệnh" của mẹ chứ không phải trị bệnh cho con đâu nghe".
Thiệt là khổ khi phải chơi trò này, nhưng không làm thì con đường phía trước sẽ khổ sở cho bé vô cùng.
Lại còn có nhiều mẹ khăng khăng là nên uống thuốc cảm sớm, không thôi nó sẽ nặng hơn. Khổ quá, chuyện đó hết sức vô lý. Các thuốc ho cảm này chỉ là trị triệu chứng chứ không tác dụng với con siêu vi, nên chuyện nặng hay không thì không ăn nhậu gì tới uống thuốc hết.
BS nhi khoa hay phải trị bệnh cho cả ba mẹ, nhiều khi bệnh con dễ trị, mà bệnh của ba mẹ khó trị vô cùng giàng ơi!
Năm 2005, ở Mỹ có 3 trẻ dưới 6 tháng tử vong ở nhà được xác định nguyên nhân là do quá liều pseudoephedrine trong thuốc cảm ho.
Cuối cùng, xin mượn lời của BS Huyên Thảo khuyên các bậc cha mẹ một câu: " Hãy để cho con được bệnh".
Theo Bs Trương Hoàng Hưng
Trí thức trẻ

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 9 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 14 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 14 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.