Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sỹ gia đình: Góp phần giảm quá tải bệnh viện và nâng cao năng lực y tế cơ sở

Đề án Bác sỹ gia đình (BSGĐ) được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt cách nay được 2 tháng - hy vọng được mở ra đối với người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ… khi Đề án BSGĐ được triển khai, bệnh nhẹ sẽ không phải vào viện. Bởi đến với phòng khám gia đình, người có bệnh sẽ được bác sỹ tư vấn hướng điều trị mà không phải tốn thời gian đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, triển khai Đề án BSGĐ, chất lượng y tế cơ sở sẽ được nâng lên một bước. Để tìm hiểu rõ hơn về Đề án này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS. Trần Qúy Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo của Đề án.
 
Bác sỹ gia đình: Góp phần giảm quá tải bệnh viện và nâng cao năng lực y tế cơ sở 1
Phóng viên: Đề án BSGĐ được triển khai, nếu làm tốt, hy vọng sẽ giảm tải rất lớn cho các bệnh viện ở các thành phố lớn, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

TS. Trần Qúy Tường: BSGĐ là bác sỹ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sỹ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Chính vì lẽ đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt để sớm hoàn thành Đề án này. Thực ra, mô hình BSGĐ đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước khác. Năm 1972, Hiệp hội Bác sỹ gia đình toàn cầu (WONCA) được thành lập có gần 100 quốc gia thành viên. Tại nước ta, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một mạng lưới y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng chẩn trị y học cổ truyền, thầy thuốc tư… đã hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe gần nhất với người dân tại cộng đồng. Tháng 3/2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho phép đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Năm 2002, Trung tâm đào tạo BSGĐ được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y- Dược TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Đến nay đã có thêm các Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học Y- Dược Huế... Đã có hơn 500 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 70 bác sỹ định hướng Y học gia đình đã được đào tạo. Phần lớn các bác sỹ chuyên khoa Y học gia đình sau khi tốt nghiệp trở về làm việc ở tuyến y tế cơ sở.

Như trên ông vừa nói, hoạt động của BSGĐ ở nước ta được bắt đầu triển khai từ năm 2002 ngoài việc giúp giảm tải cho bệnh viện cũng hỗ trợ năng lực cho y tế cơ sở. Vì sao lại có sự giao thoa như vậy?

TS. Trần Qúy Tường: Hoạt động BSGĐ đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm BSGĐ, phòng khám BSGĐ là cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám BSGĐ tư nhân, trạm y tế có hoạt động BSGĐ… Các trung tâm, phòng khám BSGĐ đã tổ chức khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của người bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia đình theo nguyên tắc BSGĐ. Tại nhiều phòng khám BSGĐ, người bệnh được tiếp đón ân cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, được theo dõi toàn diện cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật, phần lớn người bệnh đến phòng khám BSGĐ được giải quyết mà không phải đến bệnh viện nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện. Các trạm y tế tại tỉnh Khánh Hòa có BSGĐ hoạt động, đã xây dựng và thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo dõi và điều trị liên tục, điều trị toàn diện, phối hợp trong chẩn đoán và điều trị…
 
Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình BSGĐ ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình BSGĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

Để Đề án BSGĐ nhanh chóng đi vào cuộc sống, Bộ Y tế đã thiết kế mô hình BSGĐ như thế nào để người dân và hệ thống y tế cơ sở, tiếp nhận và hỗ trợ lẫn nhau?

TS. Trần Qúy Tường: Mô hình phòng khám BSGĐ khi được hình thành và phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phòng bệnh chủ động, tích cực. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, phòng khám BSGĐ có thể giúp sàng lọc giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Hoạt động BSGĐ sẽ giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sỹ chuyên khoa liên quan và tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, kinh phí bảo hiểm y tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội; tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm đi những vấn đề bức xúc của xã hội. Phòng khám BSGĐ được tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nói chung và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nói riêng nếu có đủ điều kiện; Phòng khám BSGĐ có nhiệm vụ thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; tham gia hệ thống chuyển tuyến: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị; tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời. Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư; tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình y tế quốc gia; hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm; tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.

Sau khi Đề án BSGĐ ra đời, nếu có phòng khám tư nhân muốn được chuyển đổi hoạt động theo mô hình BSGĐ họ sẽ phải đáp ứng các điều kiện gì, thưa ông?

TS. Trần Qúy Tường: Phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc và các điều kiện khác theo quy định của Bộ Y tế. Trong đó, người đứng đầu phòng khám BSGĐ phải có chứng chỉ hành nghề y học gia đình được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giám đốc Sở Y tế tổ chức thẩm định và cấp phép hoạt động cho phòng khám BSGĐ theo quy định. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về hoạt động phòng khám bác sỹ gia đình trên phạm vi cả nước. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể về các điều kiện hoạt động của phòng khám BSGĐ. Trong giai đoạn 2013- 2015, Bộ Y tế sẽ thí điểm thành lập phòng khám BSGĐ theo các mô hình: phòng khám BSGĐ tại khoa khám bệnh của BVĐK; phòng khám BSGĐ lồng ghép với trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám BSGĐ tư nhân theo cụm dân cư. Mục tiêu đặt ra là thành lập được ít nhất 80 phòng khám BSGĐ (trong đó có khoảng 56 phòng khám BSGĐ tư nhân) tại 8 tỉnh, thành phố tham gia dự án (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng và các tỉnh Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang). Từ năm 2016-2020 sẽ nhân rộng mô hình ra toàn quốc n

Theo Anh Ngô
 TTTTGDSK
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top