Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bám sát thực tế để có giải pháp phù hợp

GiadinhNet - Đề án 1816 đã đi vào cuộc sống được nhiều năm và cho thấy những ưu việt của nó. Trong khuôn khổ Đề án, đã có hàng ngàn cán bộ y tế tuyến trên xuống tuyến dưới để chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, giúp các địa phương nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Đề án cũng đã bộc lộ một số khó khăn nhất định. Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) xung quanh  vấn đề này và phương hướng trong thời gian tới để Đề án 1816 đạt kết quả cao hơn nữa.

 

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng với sự trợ giúp của các bác sỹ tuyến trên (ảnh do BV cung cấp).
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng với sự trợ giúp của các bác sỹ tuyến trên (ảnh do BV cung cấp).

 

Tuyến trên - tuyến dưới cùng vượt khó

Thưa ông, đề án nào đi vào thực tiễn cũng có những khúc mắc, vậy những khó khăn thuở ban đầu của Đề án 1816 – khi  mới đi vào cuộc sống là những gì?

- Khi Đề án bắt đầu thực hiện, phải nói rằng có rất nhiều khó khăn. Trước hết là cơ sở vật chất, trang thiết bị ở tuyến dưới còn quá sơ sài, số lượng cán bộ y tế rất thiếu. Trong khi đó, các cán bộ y tế giỏi ở tuyến dưới cũng  ít. Những người giỏi, nếu có cơ hội là họ lại đi lên tuyến trên. Thời điểm Đề án bắt đầu triển khai, phải nói là sự quan tâm của hệ thống các bệnh viện, các đơn vị chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới cũng chưa thực sự được đúng mức.

Các cán bộ khi đi tăng cường cho tuyến dưới có thời gian tính bằng nhiều tháng. Đây là mức thời gian khiến anh em khó sắp xếp và gây tâm lý e ngại cho người đi. Trong khi đó, Đề án triển khai ở tuyến Trung ương nhưng tuyến tỉnh không có kinh phí cho cán bộ đi luân phiên…

Bây giờ việc triển khai Đề án vẫn còn những bất cập nhất định, thưa ông?

- Hiện nay, trải qua thực tế, việc các cán bộ đi tăng cường đã có thay đổi nhất định. Đó là việc anh em sẽ đi theo đợt tùy theo tình hình thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khác như cơ sở hạ tầng, nhân lực vẫn thiếu và yếu…

Cử cán bộ đi luân phiên  sao cho phù hợp nhất

Ông có thể đánh giá sơ bộ  về các đơn vị làm tốt Đề án trong năm nay?

- Hiện có nhiều địa phương làm tốt Đề án 1816 như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Đồng Nai… Các bệnh viện tuyến Trung ương đã rất chủ động làm kế hoạch, chương trình để tránh trùng lặp. Tuy nhiên, cũng còn một số tỉnh chưa xây dựng được kế hoạch theo quy định của Đề án.

Ông có thể cung cấp thêm thông tin về hướng đi sắp tới để Đề án 1816 đạt hiệu quả cao hơn?

- Hiện đã có các quyết định mới liên quan đến chế độ luân phiên của cán bộ. Cán bộ y tế có thể đi luân phiên trong cả 12 tháng và có thể đi hỗ trợ cho tuyến dưới thành nhiều đợt khác nhau chứ không cố định thời gian nữa. Điều này sẽ tạo cho anh em đi tăng cường dễ sắp xếp thời gian và đỡ căng thẳng tâm lý hơn.

Hàng năm, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh sẽ cùng xây dựng một kế hoạch thực hiện chế độ luân phiên của cán bộ. Chúng tôi sẽ khảo sát nhu cầu tuyến dưới, đồng thời đề nghị tuyến dưới đề xuất lên trên, chương trình sẽ được đưa vào kế hoạch tổng thể của địa phương. Sau khi căn cứ vào kế hoạch tổng thể này, Bộ và tỉnh sẽ cử người đi luân phiên cho phù hợp. Ngoài ra, cũng sẽ có các chế độ, chính sách về tiền lương cụ thể đối với cán bộ xuống cơ sở tăng cường theo Đề án.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Mục tiêu chính của Đề án 1816: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa; Chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng tay nghề, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ y tế tuyến dưới; Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, nhiều kỹ thuật cao đã được chuyển giao thành công cho y tế cơ sở, góp phần giảm tải từ xa cho các bệnh viện tuyến Trung ương… Cho đến nay, Đề án 1816 đang phát huy hiệu quả và trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn ngành Y tế. Việc thực hiện Đề án Cử cán bộ y tế luân phiên về bệnh viện tuyến dưới được dư luận xã hội cả nước đánh giá cao ngay khi triển khai và được khẳng định là một chủ trương đúng đắn của ngành Y tế…

H. Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top