Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bán hàng tại chợ Vinh gần 30 năm nay chưa năm nào càng giáp Tết Nguyên đán càng buồn như năm nay

Thứ ba, 15:20 21/11/2023 | Sản phẩm - Dịch vụ

GĐXH - Dù đang là mùa mua sắm cuối năm, các khu chợ truyền thống ở Nghệ An rơi vào cảnh đìu hiu, người bán nhiều hơn người mua. Nhiều tiểu thương tại các chợ đang tính đến phương án đóng cửa, chuyển nghề.

 Vắng khách từ chợ sỉ... đến chợ lẻ

Dạo vòng quanh các khu chợ truyền thống ở TP.Vinh (Nghệ An), phóng viên ghi nhận tình trạng đìu hiu, vắng khách. Các tiểu thương nặng gánh lo âu, cắt giảm mọi chi phí để duy trì kinh doanh.

Chợ truyền thống ế ẩm, khách mua hàng đi đâu? - Ảnh 1.

Kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt hầu bao nên tình hình buôn bán ảm đạm. Kinh doanh nhỏ lẻ hay bỏ sỉ, chợ nhỏ hay chợ lớn cũng rơi vào tình trạng vắng khách mua hàng. 

Bà Trần Thị Hồng, tiểu thương bán vải ở chợ Vinh cho biết, ba năm nay, nhất là sau dịch COVID-19, khách vắng hẳn. Hơn 20 năm buôn bán tại chợ, chưa bao giờ buôn bán vắng khách như năm nay. Các năm trước, vào thời điểm thời tiết chuyển lạnh, mặt hàng quần áo bán không kịp trở tay. Năm nay hàng ế ẩm, hàng tồn nhiều.

"Tết năm nay, chưa tính nhập hàng thêm vì người bán nhiều mà người mua ngày càng ít, lấy nhiều không bán được gim vốn vào lại càng lo…  Những năm trước, về cuối năm nhu cầu mua sắm càng tăng, nhưng năm nay lại giảm, bán sỉ và lẻ cùng giảm. Sức mua có thể giảm 60-70% so với những năm ổn định", bà Hồng thở dài nói.

Khu tầng 2 của chợ Vinh, các quầy bán áo quần ngập tràn đồ đông với áo phao, áo nỉ, áo dạ, áo len… nhưng không thấy khách đến xem. Kinh doanh mặt hàng quần áo tại chợ Vinh gần 30 năm nay, chị Nguyễn Mai Hương cho biết, tình hình ế ẩm kéo dài đã 5-7 năm nay. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay là đỉnh điểm, càng giáp Tết Nguyên đán càng buồn. Đặc biệt, trong năm 2023, tình trạng ế ẩm được các tiểu thương xem là chưa từng có và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Chợ truyền thống ế ẩm, khách mua hàng đi đâu? - Ảnh 2.

Nằm ở trung tâm thành phố Vinh, chợ Vinh là khu chợ mua bán sỉ và lẻ lớn nhất tỉnh Nghệ An nhưng khách thưa thớt dần.

"So với trước đây, lượng khách lẻ giảm đến 80%, nay chỉ duy trì khách sỉ. Trước năm 2020, 2 ki-ốt thuê đến 4 nhân viên làm nhưng 2 năm nay, để tiết giảm chi phí phải cắt giảm hết, 2 vợ chồng tôi làm hết", chị Hương cho biết.

Trong khi đó, tại các chợ trên địa bàn TP. Vinh như Ga Vinh, Quang Trung, Quán Lau, Hưng Dũng... tình hình cũng không khá hơn.

Theo quan sát của PV, không chỉ các sạp quần áo, trang sức vắng khách mà những quầy gia dụng cũng thường rơi vào cảnh người bán đông hơn người mua. Ở các khu chợ này, ngoài các gian hàng thực phẩm tươi sống là sôi động người mua bán thì ở đình chính, lại hiu hắt, vắng lặng. Những tiểu thương cố bám trụ với việc kinh doanh hàng ngày ra mở ki ốt bán nhưng không có người mua, có những ki-ốt cả ngày không có khách ghé đến gian hàng.

Chợ truyền thống ế ẩm, khách mua hàng đi đâu? - Ảnh 3.

Tiểu thương chợ Ga Vinh cho biết chưa lúc nào buôn bán ế ẩm như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Lan, kinh doanh giày dép tại chợ Ga Vinh cho biết, cả tuần trước chỉ đóng được vài đơn hàng cho khách sỉ chứ khách lẻ đếm trên đầu ngón tay. "Cứ đà này không biết làm sao xoay vốn để duy trì kinh doanh", bà Lan cho biết.

Không chỉ ở thành phố, ở các chợ trung tâm vùng nông thôn cũng lâm vào cảnh tương tự, kinh doanh ế ẩm, không có người mua, việc lưu thông hàng hoá giảm sút. Những chợ có tiếng như Sa Nam (huyện Nam Đàn), Giát (huyện Quỳnh Lưu), Sy (huyện Diễn Châu)… trước đây sầm uất, kinh doanh nhộn nhịp, tấp nập mua bán, nay cũng đìu hiu, lượng khách hàng giảm sút từ 50-60% so với trước.

Tiểu thương phải thay đổi

Ông Nguyễn Hữu Đắc, Trưởng Ban quản lý chợ Vinh cho biết, có trên 3.000 ki ốt kinh doanh nhưng tình hình rất ế ẩm. Các tiểu thương đang kinh doanh mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, giày dép… ₫số lượng khách hàng đến mua bán, giao thương ngày càng giảm, việc lưu thông hàng hóa chậm hơn so với giai đoạn trước rất nhiều.

"Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một phần do dịch bệnh kéo dài làm thay đổi thói quen mua sắm. Bên cạnh đó, do tiểu thương không bắt kịp xu hướng mua hàng qua mạng nên khó có thể cạnh tranh được với những hàng rong ven đường, ven chợ và các siêu thị lớn bởi thiếu sự tiện lợi và cạnh tranh về giá", ông Đắc nói.

Chợ truyền thống ế ẩm, khách mua hàng đi đâu? - Ảnh 4.

Lượng khách đến chợ truyền thống đang giảm đáng kể bởi sức cạnh tranh của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và sàn thương mại điện tử

Theo lãnh đạo Ban quản lý chợ Vinh, hệ thống siêu thị hiện đại, phong phú mặt hàng xuất hiện ngày càng nhiều hút khách từ chợ truyền thống. Trước kia chỉ có một vài chuỗi siêu thị thì nay có hàng chục chuỗi và cửa hàng bán lẻ. Siêu thị ngày càng mở rộng, hiện đại, đa dạng hàng hóa, thuận tiện, chi phí rõ ràng, cơ sở vật chất tốt, phục vụ tận tình nên hút khách hơn. Trong khi đó, vào chợ rất bất tiện vì phải gửi xe, nóng nực, phải trả giá mệt mỏi. Chưa kể một số chợ còn xuất hiện hình ảnh xấu như chặt chém, móc túi... Xe

Nghệ An có 371 chợ dân sinh đang hoạt động. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ và các loại hình kinh doanh hiện đại, một bộ phận người dân đã thay đổi, tiếp cận với thói quen tiêu dùng mới, khiến chợ truyền thống đối mặt với nhiều khó khăn và đang có nguy cơ mất dần vị thế.

"Để có thể phục hồi và phát triển lâu dài, tiểu thương quay trở lại, ngoài những gói hỗ trợ của Nhà nước, cần tổ chức những khóa đào tạo về pháp luật, đặc biệt về công nghệ. Bởi với người trẻ điều này rất dễ nhưng tiểu thương trong chợ phần đông là những người đã có tuổi, rất ngại thay đổi", ông Đắc nói thêm.

Chợ truyền thống ế ẩm, khách mua hàng đi đâu? - Ảnh 6.

Nhiều sạp hàng cửa đóng then cài, khung cảnh vắng lặng. Không biết bao giờ chợ mới nhộn nhịp lại như trước đây?

Đồng quan điểm đó, bà Trần Thị Mỹ Hà, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Nghệ An) cho biết, buôn bán trong chợ sẽ phải chịu rất nhiều loại thuế phí như thuế sạp, thuế vệ sinh, điện nước, mặt bằng... dịch COVID-19 như một chất xúc tác thổi bùng một văn hóa mới trong mua sắm. Do vậy cần phải hiện đại hóa chợ truyền thống, nếu không sẽ rất khó để phục hồi, phát triển.

Những năm qua, ngành công thương tập trung tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ tiểu thương đẩy mạnh các dịch vụ thương mại trên nền tảng số, các giao dịch thương mại điện tử để vực dậy kinh doanh. Hiện nay, nhiều tiểu thương ở chợ vừa duy trì bán hàng truyền thống, vừa livestream bán hàng online, chủ động đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo. Đây là sự chuyển biến, thay đổi tất yếu…

"Thay vì chỉ bán sỉ, tiểu thương hãy chọn bán lẻ nhiều hơn, hoặc bán những sản phẩm, phụ kiện ít chịu sự cạnh tranh trên chợ mạng, bán vật tư phụ kiện thời trang… Ngoài ra các tiểu thương ở chợ vừa duy trì bán hàng truyền thống, vừa livestream bán hàng online, chủ động đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…", bà Hà gợi ý.

Giới trẻ không mặn mà với chợ truyền thống

Chia sẻ với PV, chị Hoàng Mai (28 tuổi, TP.Vinh) cho hay từ ngày dịch COVID-19 xảy ra, chị hiếm khi đi chợ truyền thống. Thay vào đó, chị Mai thường đi siêu thị hoặc đặt đồ qua các ứng dụng.

"Mình nghĩ thực phẩm ở chợ không có cảm giác yên tâm bằng siêu thị,... Mua tại siêu thị, giá không chênh lệch quá nhiều lại tiện lợi, mát mẻ, sạch sẽ", chị Mai nói. Theo chị Mai, để mua đồ tươi sống, chị thường đi siêu thị hoặc ghé cửa hàng tiện lợi. Nếu mua các loại đồ khô như chai dầu, lọ mắm, rồi các vật dụng hàng ngày... sẽ được đặt qua các sàn thương mại điện tử.

Nhiều đồ dùng sinh hoạt thường được nhiều bạn trẻ chọn mua online. Mua theo combo hoặc giá trị đơn hàng từ 300.000 đồng được miễn ship hoặc so với thời gian mình phải di chuyển, ra chợ lựa chọn, tiền xăng, tiền gửi xe thì phí ship nội thành từ 10.000-15.000 đồng/đơn hàng tính ra vẫn lợi hơn, lại không mất công, mất sức, không chen chúc, không chịu cảnh khói bặm khi ra đường. 

Đìu hiu chợ truyền thốngĐìu hiu chợ truyền thống

Không còn cảnh nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua, giờ đây tại nhiều chợ truyền thống ở TPHCM, nhiều tiểu thương ngồi cả ngày chỉ bán được 1-2 món hàng, thậm chí có ngày chẳng có khách.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

Với kim chỉ nam mang sự an tâm về chất lượng đồng hồ đeo tay và dịch vụ chuyên nghiệp, Hải Triều không ngừng nâng cao 4 yếu tố khiến khách hàng tin tưởng.

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Cùng chung tốc độ tăng giá của các khu vực trung tâm, giá đất nền ngoại thành Hà Nội nói chung, tại huyện Đan Phượng nói riêng những tháng cuối năm 2024 cũng ghi nhận sự tăng giá.

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Xu hướng - 4 giờ trước

GĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

Hồi tháng 4 năm nay, căn nhà trong ngõ nhỏ, ô tô không vào được bán với giá 1,9 tỷ đồng. Đến nay, chủ cũ phát hiện căn nhà đã được chủ mới bán với giá 3,7 tỷ đồng.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 21/11/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Giá iPhone 16 các dòng bắt đầu giảm mạnh sau 2 tháng ra mắt hút khách Việt dịp cuối năm.

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành từ nay đến năm sau. Theo đó, người dân sẽ có nơi ở khang trang, giá tốt.

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

GĐXH - Lãi suất nhiều ngân hàng niêm yết ở mức cao, lên đến 7-9,5%. Tuy nhiên, để được nhận mức lãi suất này, cần đáp ứng những điều kiện đặc biệt.

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC và nhẫn trơn giá mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-700 nghìn đồng/lượng.

Top