Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết sự thực mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày

Thứ bảy, 08:00 06/05/2023 | Sống khỏe

Nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ quá nhiều đường rất có hại cho sức khỏe. Mặc dù có thể có ý thức hạn chế đường, nhưng nhiều người thực sự vẫn chưa biết được mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày.

1. Những ảnh hưởng sức khỏe khi tiêu thụ quá nhiều đường

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều đường có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì , rối loạn chuyển hoá, đái tháo đường, trầm cảm, gout, bệnh tim và một số bệnh ung thư...

Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, đồ uống có đường, nước ngọt có gas, thực phẩm chế biến sẵn… có thể gây mất cân bằng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực phẩm chứa nhiều đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no.

Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết sự thực mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày - Ảnh 2.

Thực phẩm chứa nhiều đường gây hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường được coi là rất nguy hại đối với sức khỏe và là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì, đặc biệt ở trẻ em.

Trẻ béo phì dễ có nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu cao. Cả hai đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch trong tương lai.

Trẻ em béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn những trẻ bình thường. Chúng cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hô hấp như ngừng thở khi ngủ, hen suyễn, bị các vấn đề về khớp, gan nhiễm mỡ…

Có một mối liên hệ giữa thừa cân hoặc béo phì và bệnh đái đường type 2. Theo thời gian, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống có nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, béo phì. Và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch. Đây là một căn bệnh khác với các nguy cơ ảnh hưởng lâu dài nghiêm trọng.

Sử dụng nhiều đồ uống có đường cũng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và vitamin. Không những thế, chúng còn làm cạn kiệt vitamin khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa, ví dụ như vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose.

2. Nhiều người đang ăn quá nhiều đường mà không biết

Tất cả chúng ta đều biết rằng các món ngọt như: bánh ngọt, bánh quy, kẹo, mứt, kem, nước ngọt… là nguồn thực phẩm chứa đường. Thông thường, mọi người thường chú ý đến những thực phẩm phổ biến chứa đường như trên mà không để ý các sản phẩm khác như: nước sốt, gia vị, nước trái cây đóng hộp, sữa chua, ngũ cốc ăn liền, đồ uống như cà phê, trà, đồ ăn nhẹ… cũng có thể được thêm đường dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường mà không biết.

Có hai loại đường là đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, ngũ cốc… Đường bổ sung là thành phần chính trong các loại bánh, kẹo, nước ngọt, mứt, thực phẩm chế biến sẵn…

Đặc biệt, các loại bánh, kẹo, nước ngọt chứa rất nhiều đường bổ sung. Đường cũng có thể được ẩn trong các sản phẩm có vẻ bổ dưỡng như sữa chua, ngũ cốc ăn liền, các loại nước sốt… Đồ uống có chứa đường bổ sung bao gồm:

  • Soda thông thường
  • Đồ uống thể thao
  • Nước có hương vị
  • Nước trái cây đóng hộp
  • Trà ngọt
  • Cà phê hòa tan…
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết sự thực mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày - Ảnh 4.

Cần chú ý đọc nhãn thực phẩm để phát hiện lượng đường được thêm vào.

3. Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khẩu phần một ngày của mỗi người, lượng đường tự do chỉ nên chiếm không quá 10% năng lượng và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để bảo vệ sức khoẻ. Tương đương dưới 25-50g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, trẻ em từ 2 - 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ thêm xuống dưới 6 muỗng cà phê (25g) mỗi ngày, tức là dưới 5% tổng năng lượng nạp vào và đồ uống có đường nên được giới hạn không quá 235ml mỗi tuần. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất cứ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

Vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, chúng ta cần chú ý đọc nhãn thực phẩm để phát hiện ra lượng đường được thêm vào. Tốt nhất nên lựa chọn các thực phẩm nguyên chất như: sữa không đường, sữa chua nguyên chất, nước tinh khiết, nước sốt không đường, trái cây tươi… để loại bỏ lượng đường dư thừa không tốt cho sức khỏe.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 15 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 19 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 21 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

Top