Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo động về nguy cơ biến mất bản sắc văn hóa miền Tây xứ Nghệ

Thứ năm, 09:28 09/11/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Qua thời gian và xu thế kinh tế hội nhập đã làm cho bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ bị mai một và có nguy cơ biến mất. Thực trạng này như một “nốt lặng” giữa đại ngàn, làm đau đầu các nhà chức trách và các nhà xã hội học.


Một lễ hội hiếm hoi của người Ơ Đu.     Ảnh: Tiến Dũng

Một lễ hội hiếm hoi của người Ơ Đu. Ảnh: Tiến Dũng

Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa

Ơ Đu là tộc người cổ xưa nhất nhưng lại ít người nhất của Việt Nam với chỉ vỏn vẹn hơn 600 người sống ở vùng Tương Dương – Nghệ An. Xưa kia, người Ơ Đu cư trú rải rác xen lẫn với người Thái, người Khơ Mú dọc theo con sông Nậm Nơn ở các bản Xốp Pột và Kim Hòa, xã Kim Đa. Họ sống lầm lũi bám rừng chặt nứa, chăn nuôi, thỉnh thoảng lại xuôi dòng ra trung tâm xã trao đổi hàng hóa.

Dân tộc Ơ Đu từng có chữ viết và tiếng nói riêng, tiếng nói theo ngữ hệ Môn-Khmer, có pha trộn nhiều yếu tố Việt - Mường. Nhưng đến nay, tộc người này đã đánh mất tiếng nói và chữ viết của mình. Hiện, chỉ còn 4 cụ già người Ơ Đu biết nói và am hiểu tiếng "mẹ đẻ" của mình. Những người Ơ Đu hiện đều sử dụng tiếng Thái, Khơ Mú và tiếng phổ thông làm ngôn ngữ giao tiếp.

Năm 2006, tộc người Ơ Đu lại có một cuộc thiên di lịch sử đến khu tái định cư mới ở bản Văng Môn, xã Nga My để nhường chỗ cho thuỷ điện Bản Vẽ - một công trình chiến lược quan trọng của đất nước. Cuộc thiên di này cũng đã ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của tộc người Ơ Đu.

Cụ Lo Văn Nghệ, người còn biết tiếng Ơ Đu, ngồi nơi bậu cửa mắt nhìn xa xăm lo lắng: “Bây giờ đến nơi ở mới, các phong tục người Ơ Đu ta cũng chả còn. Ngày lễ, ngày xuân bà con ra đường ngắm ô tô chạy thôi”.

Ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Trước nguy cơ biến mất bản sắc tộc người Ơ Đu, từ năm 2007, tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Tương Dương tổ chức dạy tiếng Ơ Đu cho người Ơ Đu bằng phương pháp truyền khẩu”. Huyện đã tổ chức mời 4 cụ cao niên biết nói tiếng Ơ Đu xây dựng, biên soạn giáo trình tiếng Ơ Đu dạy cách gọi tên từng người, từng đồ vật, lễ hội, phong tục, bài hát... Đến nay huyện Tương Dương đã mở 5 lớp dạy tiếng Ơ Đu cho gần 300 lượt người Ơ Đu. Kết thúc lớp học chỉ có 30-40% học viên biết nói nhưng không thành thạo, sau một thời gian không sử dụng lại quên hết.

“Lớp học về phong tục của dân tộc Ơ Đu cũng không mang lại hiệu quả. Khảo sát ở hai bản mới là Văng Môn và Tăng Kho, xã Nga My, hầu như chẳng người Ơ Đu nào mặn mà với tiếng nói của dân tộc mình", ông Nhất cho hay.

Anh Lo Văn Hải, học viên lớp học tâm sự: "Bảo đi học thì học nhưng học trước quên sau, nỏ ai nhớ". Nhiều học sinh Ơ Đu khi được hỏi có biết tiếng dân tộc mình không thì hầu hết đều trả lời: "Chỉ biết mấy câu thông thường chào hỏi mà thôi". Phụ nữ Ơ Đu giờ đây hiếm người biết dệt thổ cẩm truyền thống. Các phong tục ma chay, cưới hỏi; các lễ cúng thần sấm, thần mưa; sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc Ơ Đu cũng đã mai một.

Không riêng gì tiếng nói và chữ viết, những giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể ở miền Tây xứ Nghệ cũng đang mai một và có nguy cơ biến mất. Tiếc thương cho những mái nhà sàn, nét văn hóa đặc trưng cũng đã bị thay bằng những ngôi nhà xi măng, nhà giả sàn trông thật “quái”... Các làn điệu Lăm, Khắp, Xuối, Nhuôn của người Thái cũng như các làn điệu dân ca của người Thổ, Khơ mú, Thanh, Mông ... được đúc kết hàng ngàn năm nay và mang những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Tuy nhiên, hiện nay âm nhạc dân gian, nhất là các làn điệu dân ca các dân tộc thiểu số nơi đây cũng đang bị mai một, thất truyền.

Cần sự chung sức để bảo tồn văn hóa cổ


Cụ Lo Văn Nghệ, 80 tuổi - một trong 4 cao niên còn biết tiếng Ơ Đu.

Cụ Lo Văn Nghệ, 80 tuổi - một trong 4 cao niên còn biết tiếng Ơ Đu.

Để bảo tồn và chấn hưng bản sắc văn hóa miền Tây xứ Nghệ, những năm qua tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều nỗ lực như: Dạy chữ Ơ Đu, chữ Thái. Để bảo tồn văn hoá và ngôn ngữ tộc người Ơ Đu, Sở KH&CN tỉnh Nghệ An phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá và ngôn ngữ (ĐH Vinh) đã triển khai đề tài nghiên cứu văn hoá và ngôn ngữ người Ơ Đu ở Tương Dương. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo các địa phương xây dựng nhà truyền thống để lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số; Khôi phục các hoạt động lễ hội trong dịp đầu xuân năm mới, Thành lập Đoàn ca múa dân tộc Nghệ An...

Tuy nhiên, như một sự tất yếu của xu thế hội nhập ồ ạt. Bản sắc văn hóa và hàng loạt di sản văn hóa vật thể - phi vật thể của miền Tây xứ Nghệ đang bị mai một và có nguy cơ biến mất. Nói về nguyên nhân, ông Cao Đăng Vĩnh - nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cho biết: “Nguyên nhân thứ nhất là công tác nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản di sản văn hóa chưa được đầy đủ. Về chính sánh cũng chưa “đến độ”. Muốn bảo tồn thì phải nghiên cứu, phải có người làm công tác chuyên môn, việc này gắn liền với đầu tư kinh phí, nếu không có kinh phí thì không thể làm được. Và nguyên nhân thứ hai là trong một thế giới văn hóa phẳng bây giờ, giao lưu hội nhập chúng ta không khéo, không biết lựa chọn thì bản sắc văn hóa bị mai một và biến mất là điều khó tránh khỏi. Tốc độ đô thị hóa, thủy điện hóa, bê tông hóa đang lấn dần các nếp nhà sàn. Việc di dời các làng bản để thực hiện các dự án thủy điện đang làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trong vùng, làm nhạt phai những nét bản sắc vốn có nơi đây”.

Theo ông Cao Đăng Vĩnh, để bảo tồn và chấn hưng bản sắc văn hóa miền Tây xứ Nghệ cần phải có chiến lược phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay, nhiều bản làng đang còn lo ăn, thiếu mặc thì khó có thể làm được công việc này. Thứ hai là cần phải có ngân sách. Với ngân sách ít ỏi chi ra hàng năm sẽ không thể ngăn nổi sự xuống cấp, mai một các giá trị văn hóa hoặc để “hâm nóng” những bầu nhiệt huyết lưu giữ cho cả một di sản văn hóa nói trên. Để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cần sự chung tay bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số của tất cả cộng đồng xã hội.

Hiện, thống kê trên toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 54 bản của các dân tộc thiểu số lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống (bản làng cổ). Ngần ấy bản làng còn lại so với một vùng văn hóa rộng lớn của hơn 11 huyện, thị xã miền Tây xứ Nghệ quả là một con số đáng báo động.

Tiến Dũng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 2 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 5 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 8 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top