Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo mẫu được đào tạo như thế nào?

Thứ bảy, 15:00 24/10/2015 | Xã hội

Những vụ bạo hành trẻ mầm non từ trước đến nay mà báo chí phanh phui, đa phần đều do bảo mẫu gây ra. Thực tế, bảo mẫu được học hành như thế nào?

Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại quận Tân Bình (TP HCM) khẳng định, bây giờ mà học ngành mầm non (giáo viên, bảo mẫu), đảm bảo ra trường là có việc làm ngay vì các trường luôn trong tình trạng thiếu người. Một mặt do đào tạo không đủ nhu cầu, mặt khác do nghề chăm trẻ con quá cực, không phải ai cũng gắn bó được lâu.

Theo nhiều hiệu trưởng, đội ngũ này trong các cơ sở mầm non tư thục không phép thường là những người tay ngang, không được đào tạo hoặc chỉ có trình độ sơ cấp. Việc “có lửa với nghề” hay không phụ thuộc cả vào lãnh đạo nhà trường và môi trường làm việc.

Quần quật gần 11 tiếng mỗi ngày

Cô hiệu trưởng nói trên kể, mỗi lớp học ở trường cô đều có một bảo mẫu. Là chủ trường và cũng là hiệu trưởng, nhưng cô thừa nhận: “Làm bảo mẫu quá cực đi. Công việc thì không đếm xuể, lương thì không cao”.

Cụ thể, mỗi ngày, các bảo mẫu phải đến trường từ 6h30 phút và rời trường vào lúc 17h. Họ phải làm rất nhiều việc, như: dọn dẹp vệ sinh trong lớp, cọ toilet, chăm sóc cho bé ăn, uống, vệ sinh; chơi với trẻ, can thiệp không cho trẻ đánh nhau, dành giật đồ chơi với nhau.

Trong các trường mầm non tư thục, số lượng trẻ/lớp không nhiều như ở mầm non công lập (chỉ khoảng 20 trẻ), nên mỗi lớp thường chỉ có một giáo viên và một bảo mẫu.

Theo lịch, giờ nghỉ của giáo viên, bảo mẫu và học sinh thường được ghi từ 11h đến 14h nhưng “nếu trong thời gian đó, có trẻ ho, ói, khóc, buồn đi vệ sinh…, thì bảo mẫu cũng không được nghỉ gì hết. Và ngay cả những lúc không có “sự vụ” gì xảy ra, thực tế họ cũng không được ngủ, vì họ vẫn phải dõi theo, quan sát các bé mầm non đang ngủ kia.”

Cô Đỗ Quỳnh Châu, Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Ánh Dương (quận 3, TP HCM) cho biết, công việc chính của bảo mẫu ở trường là vệ sinh lớp, cho trẻ ăn, trẻ ngủ, tắm và chăm sóc, dỗ dành, chơi với trẻ.

Phòng GD&ĐT, UBND phường, xã đều thực hiện các buổi nói chuyện, bồi dưỡng thêm kiến thức chăm trẻ, chống bạo hành để “giảm áp lực” của nghề.

Bảo mẫu rửa tay cho bé. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Bảo mẫu rửa tay cho bé. Ảnh: Tuổi Trẻ.

 

Tốt, xấu phụ thuộc phần lớn vào… hiệu trưởng

Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại quận 2, TP HCM tiết lộ, nghề bảo mẫu rất cực nhưng thu nhập bình quân hiện nay của nghề này tại TP HCM chỉ ở mức 3,5 – 5 triệu đồng/tháng. Ở một vài trường thu nhập từ nghề này khá hơn, đỉnh có thể lên đến 8,9 triệu đồng/tháng nhưng phải làm lâu năm và rất lành nghề.

Hiện nay, các trường rất khó khăn trong công tác tuyển chọn bảo mẫu. Tại trường mầm non với tổng số học sinh khoảng 150 trẻ này, lực lượng bảo mẫu vẫn “nghỉ” việc thường xuyên và nhu cầu tuyển mới luôn luôn có những không phải bao giờ cũng có thể tuyển kịp thời.

Ngoài quy định phải được đào tạo bảo mẫu 6 tháng, trường phải chọn bảo mẫu có kinh nghiệm, sau đó mới đến công tác đào tạo lại.

“Chúng tôi phải tập huấn cho bảo mẫu các nội quy, quy định của trường và thông thường sẽ tuyển những cô bảo mẫu đã làm mẹ. Rồi tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm”, vị hiệu trưởng này cho biết.

Tại Trường mầm non tư thục Ánh Dương, công tác đào tạo bảo mẫu cực hơn và thường xuyên hơn.

Cô Đỗ Quỳnh Châu cho biết, họ chỉ tuyển những bảo mẫu qua đào tạo 6 tháng lớp “cô nuôi dạy trẻ” ở trường ĐH Sài Gòn hoặc CĐ Trung ương 3 (vì ở đây có đi kiến tập, thi cử và đào tạo bài bản). Sau đó sẽ xét hồ sơ về thân nhân rõ ràng, kinh nghiệm rồi yêu cầu phải có “thẻ xanh” về sức khỏe (yêu cầu sức khỏe của những người tiếp xúc với trẻ).

Khi thử việc trường sẽ tập huấn từ từ thao tác lau mặt, rửa tay, ẵm bé, đút ăn…, tập huấn bên cạnh việc cho học về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhưng không chỉ vậy là “xong”. Trong quá trình công tác, trường sẽ sắp xếp một bảo mẫu cũ, bảo mẫu có kinh nghiệm bên cạnh những bảo mẫu ít kinh nghiệm hơn để vừa kèm cặp, vừa giám sát lẫn nhau.

Cũng theo cô Quỳnh, công tác “khó” nhất đối với lực lượng bảo mẫu tại trường là “thực hiện” theo quy trình nên ba tháng một lần trường lại “tập huấn” lại các quy trình (rửa mặt, tắm bé, đút ăn).

Nhưng, bảo mẫu là một nghề cũng cần sự “tế nhị” để tránh gây căng thẳng không đáng có cho cô (sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ) đó là trường vẫn dám sát, vẫn nhắc nhở nhưng… không tạo thành tích, không ép thành tích đối với bất cứ cô giáo nào.

“Trường không ép bảo mẫu phải đút trẻ ăn cho bằng được. Nếu trẻ không ăn thì bảo mẫu có thể bù sữa. Trường cũng yêu cầu bảo mẫu phải đút từ từ và cũng nói với phụ huynh: có tháng trẻ sẽ lên cân, có tháng ít, có tháng nhiều và có tháng không lên cân, không coi sự lên cân là thành tích để tránh gây căng thẳng cho bảo mẫu, cho cô giáo, cho bé và cả phụ huynh”, cô Quỳnh nói.

Ngoài ra, hiệu trưởng, chủ trường phải thường xuyên đi hỗ trợ vào các giờ cao điểm. “Mình đi để hỗ trợ, có gì vướng mắc thì gỡ, có gì thấy chưa đúng thì nhắc nhở vì nhiều khi “cực” quá họ cũng khó làm chủ được cảm xúc, dễ xảy ra sai sót”, Hiệu trưởng nhóm tư thục Thiên Thần Nhỏ (TP HCM) cho biết.

 

 

Bảo mẫu cần phải được đào tạo bài bản hơn

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó phòng GD&ĐT Quận Thủ Đức (TP HCM) cho biết, từ thực tế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, các bảo mẫu rất cần được đào tạo thêm về… công tác y tế.

“Nếu bảo mẫu, ngoài việc chăm sóc trẻ con có thể được học thêm các công tác về sơ cấp cứu, về điều dưỡng thì sẽ đảm bảo được việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn”, bà Nga nói.

Trong khi đó, cô Đỗ Quỳnh Châu cho rằng, trường mong muốn bảo mẫu sẽ được đào tạo thêm về thực hành các thao tác chăm trẻ con qua từng lứa tuổi, được đào tạo thêm về tâm lý lứa tuổi, có thể thấu hiểu tâm lý trẻ từ từ 4 tháng đến 6 tuổi, để ngoài việc chăm con, bảo mẫu cũng biết cách tiếp xúc, chơi với trẻ theo từng lứa tuổi.

 

Theo Mỹ Dung/Tuổi Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top