Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ

Thứ hai, 18:05 06/03/2023 | Sản phẩm - Dịch vụ

GĐXH - Theo các doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu, việc phục vụ bình ổn theo mệnh lệnh hành chính là hình thức cưỡng bức các DNBL bởi hơn một năm qua, các doanh nghiệp đã dùng tiền túi bù lỗ để duy trì hoạt động kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp kiệt quệ về tài chính, phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ.

Vì sao VCCI đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?Vì sao VCCI đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

GĐXH - Chuyên gia cho rằng, cả lý thuyết và thực tiễn, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đều không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước.

Ngày 6/3, tọa đàm trực tuyến, chủ đề "Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc" do báo Tiền Phong tổ chức đã bàn về các bấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, điều tiết, quản lý thị trường xăng dầu.

Đây là vấn đề rất bức thiết trong bối cảnh Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95, Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến rộng rãi.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu bị cưỡng bức bởi mệnh lệnh hành chính?

Tại buổi tọa đàm, ông Giang Chấn Tây - chủ Doanh nghiệp xăng dầu Bội Ngọc (ở Trà Vinh) cho biết, vấn đề chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) luôn là đề tài nóng khi hơn một năm qua, DNBL dùng tiền túi để bù lỗ, duy trì hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Ông Tây cho biết, sự việc này, các DNBL chỉ nghĩ rằng sẽ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng không ngờ lại kéo dài hơn một năm qua, đã làm cho DNBL lỗ nặng nề, bị kiệt quệ về tài chính, có người phải bán cả ruộng vườn, đất đai, thậm chí là cầm cố tài sản để bù lỗ.

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm "Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc" do báo Tiền Phong tổ chức, hôm nay (6/3).

Ông Tây khẳng định: "Để phục vụ bình ổn thị trường theo mệnh lệnh hành chính, dù lỗ vẫn phải bán. Đây là hình thức cưỡng bức DNBL. Nhiều ý kiến cho rằng kinh doanh có lúc lời, lúc lỗ nhưng tôi cho rằng, phát biểu này là chưa chuẩn. Bởi doanh nghiệp nào cũng quyết toán năm tài chính là trọn 1 năm, mà khi quyết toán thì 20% nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân chia các quỹ khen thưởng, phúc lợi, bù lỗ các năm trước còn lỗ. Do đó, DNBL không còn nguồn lực tài chính để gánh lỗ kéo dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh".

Ông Tây tiếp lời: "Sau ngày 14/02/2023, Hội nghị góp ý sửa đổi Nghị định 95 về xăng dầu, được tổ chức ở VCCI thì chiết khấu xăng dầu bắt đầu tăng lại từ 1.000 - 1.500đ/lít, tùy khu vực. Đây là hiện tượng không bình thường. Vậy, chiết khấu này từ đâu mà có? Trong khi Nghị định thì chưa sửa lại và diễn biến thị trường không hề thay đổi".

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ - Ảnh 3.

Ông Giang Chấn Tây - chủ Doanh nghiệp xăng dầu Bội Ngọc (ở Trà Vinh) đã nêu hàng loạt bất cập trong hoạt động kinh doanh, mức chiết khấu xăng dầu.

Ông Tây đặt dấu hỏi, phải chăng do không phân chia rõ chi phí lưu thông và lợi nhuận định mức ở các khâu nên doanh nghiệp đầu mối lợi dụng gom hết phần này? Nay thấy không thể thâu tóm được tất cả, nên phải trích ra cho doanh nghiệp bán lẻ?

Ông Tây nhấn mạnh, Bộ Công thương luôn giải thích về mức chiết khấu là do "thoả thuận để tạo công bằng, cạnh tranh". Tuy nhiên những gì diễn ra suốt hơn 1 năm qua đã chứng minh điều ngược lại, chiết khấu cho DNBL là do sự "ban phát" từ doanh nghiệp đầu mối.

Điều DNBL muốn là sự căn cơ, chứ không phải là sự thất thường này!

Bởi theo thông tư 104 của Bộ Tài chính, chi phí lưu thông và lợi nhuận định mức này có ghi rõ là bao gồm cả khâu bán buôn và khâu bán lẻ, nhưng chỉ vì không ghi rõ tỷ lệ phân chia ở các khâu, nên doanh nghiệp đầu mối đã lợi dụng kẻ hở này một cách triệt để, để hưởng hết phần chi phí này.

"Chiết khấu 0 đồng thì chắc chắn là sẽ có khâu khác gom hết của DNBL. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Liên bộ Công thương - Tài chính thành lập Hội đồng để phân chia 1.350 đồng này xem DNBL nhận được bao nhiêu đồng? Để làm cơ sở cho việc phân chia chi phí cơ bản này trong Nghị định mới và làm cơ sở quay ngược lại truy thu phần mà DNBL bị chiếm đoạt", ông Tây cho hay.

Ông Tây đưa ra ví dụ: Mức nhận được của DNBL là 900đồng/lít mà mới nhận được có 100 đồng/lít, nên đề nghị Hội đồng yêu cầu doanh nghiệp đầu mối hoàn trả lại cho DNBL thêm 800 đồng/lít còn lại và thống kê tổng số lượng hàng hóa bán ra để tính ra tổng mức mà doanh nghiệp đầu mối phải chi trả bổ sung cho DNBL.

"Nếu không, DNBL chúng tôi sẽ đồng loạt làm đơn gửi Chính phủ yêu cầu giải quyết", ông Tây bức xúc.

Từ những điểm bất công, bất thường nêu trên, ông Tây kiến nghị sửa Nghị định 95, Nghị định 83 về xăng dầu cần định vị lại doanh nghiệp bán lẻ.

Thứ nhất, trong Nghị định mới, nên dùng từ "doanh nghiệp bán lẻ" thay vì "đại lý bán lẻ" như hiện nay.

"Chính vì không quan tâm đến doanh nghiệp bán lẻ, nên bán lẻ luôn thua lỗ, dẫn đến nhà nước không thể thu thuế thu nhập doanh nghiệp và kể cả thuế giá trị gia tăng. Đây là nguồn thu rất lớn", ông Tây nói.

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ - Ảnh 5.

Theo ông Giang Chấn Tây, muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định và duy trì hệ thống hoạt động xuyên suốt, kể cả lễ và Tết, thì phải có điều kiện cần và đủ là quy định chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp bán lẻ không dưới 5-6%/giá bán lẻ tùy theo thời điểm.

Thứ hai, ông Tây đề nghị được thực hiện theo Điều 11 của Luật Thương mại là: "Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản".

Thứ ba, yêu cầu DNBL được lấy hàng ở nhiều nguồn, áp dụng theo Luật Cạnh tranh, sẽ góp phần điều tiết nguồn hàng theo quy luật cung cầu để không bị chèn ép về thù lao, về nguồn hàng nhằm khắc phục tình trạng đầu mối găm hàng để hưởng chênh lệch giá; trong khi, bán lẻ không có hàng hóa để bán.

Đồng thời bán lẻ có phần thù lao tăng thêm do cạnh tranh mang lại. Đây chính là phần thị trường và là định hướng của Nhà nước.

Về phần chi phí lưu thông và lợi nhuận, ông Tây cho rằng, cần phải phân chia rõ ở 2 khâu, là: bán buôn, bán lẻ theo tỉ lệ phần trăm phải được quy định trong Nghị định sửa đổi bổ sung mới.

Riêng khâu bán lẻ phải đạt giá trị từ 5-6%/giá bán lẻ.

"Có quy định như thế chúng tôi mới đủ trang trải chi phí hoạt động và xem đây là công cụ quản lý của nhà nước, để bán lẻ hoạt động ổn định trong mọi tình huống của giá xăng dầu thế giới", ông Tây nói.

Theo ông Tây, muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định và duy trì hệ thống hoạt động xuyên suốt, kể cả lễ và Tết, thì phải có điều kiện cần và đủ là quy định chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp bán lẻ không dưới 5-6%/giá bán lẻ tùy theo thời điểm.

Cùng đó quy định cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở nhiều nơi để đảm bảo nguồn hàng và có thù lao tăng thêm từ cạnh tranh.

Điều tiết quỹ bình ổn xăng dầu bất cập?

Đồng quan điểm với ông Tây, ông Văn Công Thật - Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc (huyện Cần Giờ, TP.HCM) cho rằng, hiện nay, cơ chế điều hành còn bất cập và thiếu minh bạch nên xảy ra những tình trạng vừa qua.

Ông Thật lý giải, doanh nghiệp bán lẻ chỉ được ký hợp đồng lấy hàng từ 1 nhà cung cấp trong khi doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và tổng đại lý đều có cửa hàng bán lẻ xăng dầu, được lấy xăng dầu nhiều nguồn chồng chéo lẫn nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ lại bị hạn chế duy nhất một nguồn.

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ - Ảnh 7.

Ông Văn Công Thật - Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc (huyện Cần Giờ, TPHCM) cho rằng, hiện nay, cơ chế điều hành còn bất cập và thiếu minh bạch nên xảy ra những tình trạng vừa qua.

Vậy dự thảo sửa đổi Nghị định lần này có phá thế độc quyền để cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh xăng dầu tiến tới cơ chế thị trường minh bạch không?

Ông Thật nêu những bất cập trong việc điều tiết quỹ bình ổn, dẫn đến thiếu minh bạch và đề xuất chuỗi cung ứng chỉ quy định 2 cấp là đầu mối và thương nhân phân phối bán lẻ.

Cùng đó, cần phải đưa vào Nghị định mức chi phí cố định tối thiểu cho các bán lẻ trong cơ sở giá bán lẻ khi Nhà nước ấn định điều hành giá, để đảm bảo hoạt động được duy trì xuyên suốt, bởi các doanh nghiệp bán lẻ là chuỗi cung ứng quan trọng đến từng tế bào trong xã hội.

Thương nhân phân phối xăng dầu khổ như doanh nghiệp bán lẻ?

Trả lời ý kiến của ông Giang Chấn Tây, ông Văn Tấn Phụng - Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Nai khẳng định: "Thương nhân phân phối xăng dầu chúng tôi không phải là nơi điều tiết chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ. Chiết khấu là do đầu mối quyết định. Doanh nghiệp bán lẻ có trách nhiệm đối chiếu".

Ông Văn Tấn Phụng khẳng định, thương nhân phân phối có cùng nỗi khổ như doanh nghiệp bán lẻ. Bởi thời gian qua, cả bán lẻ, thương nhân đều lỗ.

Doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối đang là tác nhân, nguyên nhân khiến phân phối và bán lẻ bị lỗ. Việc đứt gãy xăng dầu, qua dịch bệnh, chiến tranh, lộ rõ điều hành vĩ mô có vấn đề. Đây là giọt nước tràn ly, cho thấy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi toàn hệ thống có những bất cập.

Bất cập kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp bán lẻ bán đất, bán nhà để bù lỗ - Ảnh 8.

Ông Văn Tấn Phụng - Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Nai khẳng định, thương nhân phân phối có cùng nỗi khổ như doanh nghiệp bán lẻ bởi thời gian qua, cả bán lẻ, thương nhân đều lỗ.

Ông Phụng khẳng định: "Sau sửa Nghị định 83, hậu quả đứt gãy làm doanh nghiệp điêu đứng rất rõ ràng. Lượng hàng dự trữ không còn, chúng tôi là thương nhân phân phối mà cũng không được rót xăng dầu thì làm sao chúng tôi rót cho bán lẻ. Bất cập là từ đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Chúng tôi rất lỗ, doanh nghiệp sắp chết".

Ông Phụng cho rằng, vai trò thương nhân phân phối trong hệ thống là rất quan trọng. Cần để thị trường tự vận hành, sau đó sửa thành Luật dầu khí.

Bởi Luật phải thị trường hoá, cạnh tranh, giảm bớt sự điều hành của nhà nước. Đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ phải hài hoà lợi ích.

Ngoài ra, cần sửa các quy định bất cập, các loại "giấy phép con" như: môi trường; tràn dầu; Điều hành giá cần trở lại 15 ngày để doanh nghiệp đủ thời gian tính toán; cơ quan quản lý hậu kiểm nhưng không làm doanh nghiệp sốc…

Cho rằng doanh nghiệp xăng dầu đóng góp thuế cho ngân sách rất lớn nên bà Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở room tín dụng LC và giải ngân cho các doanh nghiệp trong chuỗi xăng dầu (cả doanh nghiệp nhập khẩu, thương nhân phân phối) với điều kiện doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều phê duyệt tín dụng bằng cách thế chấp 100% tài sản bảo đảm.

Đặc biệt ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp xăng dầu có doanh thu tỷ USD.

Bà Hạnh đề xuất: "Các doanh nghiệp đầu mối phải có cơ chế riêng dành cho khách hàng truyền thống, chiết khấu dành cho các cây xăng bán lẻ tối thiểu 1.000 đồng/lít để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là cách duy nhất để giữ thị trường bình ổn. Về phía cơ quan quản lý, cần có cơ chế chính sách ổn định".

VCCI đề nghị bác phương án thương nhân kinh doanh xăng dầu thua lỗ được hỗ trợ tài chính, đề xuất doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán xăng dầuVCCI đề nghị bác phương án thương nhân kinh doanh xăng dầu thua lỗ được hỗ trợ tài chính, đề xuất doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán xăng dầu

GĐXH - Trong văn bản gửi đến Văn phòng Chính phủ về góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị nhiều nội dung về kinh doanh, dự trữ, cấu trúc thị trường xăng dầu.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ vọt tăng, vàng miếng SJC thế nào?

Giá cả thị trường - 16 phút trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Chi tiết xe ga giá rẻ hơn Vision, chỉ 24 triệu đồng mà trang bị ngang Air Blade

Chi tiết xe ga giá rẻ hơn Vision, chỉ 24 triệu đồng mà trang bị ngang Air Blade

Giá cả thị trường - 53 phút trước

GĐXH - Xe ga mới của Yamaha hoàn toàn đủ khả năng đe doạ vị thế của Honda Air Blade nhờ có động cơ hybrid tiết kiệm nhiên liệu, trang bị hiện đại mà giá bán còn rẻ hơn cả Honda Vision.

Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất bao nhiêu mà Hyundai Accent và Honda City chấp nhận bị lấn át?

Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất bao nhiêu mà Hyundai Accent và Honda City chấp nhận bị lấn át?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Toyota Vios mới nhất đang vô cùng hấp dẫn, hoàn toàn có thể khiến cả Hyundai Accent và Honda City lép vế.

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 giờ trước

GĐXH - Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở người dân cần đóng các khoản như tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ.

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

Giá nhà tại các tuyến đường trung tâm TP.HCM dao động từ 450 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/m2, thậm chí có những căn nhà từ 2 đến 4 tỷ đồng/m2.

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Xu hướng - 15 giờ trước

Nhiều chuyên gia dự báo rằng đà phục hồi của đất nền sẽ diễn biến tích cực hơn.

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

Hơn 500 hộ dân nuôi hàu ở thị trấn Lăng Cô có thu nhập trung bình 30-40 triệu đồng/năm, có hộ thu vài trăm triệu đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

Theo chuyên gia, phải tái cấu trúc thị trường phải đẩy nhanh một số dự án ở khu vực có thể bán. Đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội - phân khúc có nhu cầu thực người dân sẵn sàng xuống tiền.

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Bảo vệ người tiêu dùng - 19 giờ trước

GĐXH - Từ hiện tượng căn hộ chung cư có dấu hiệu bị "thổi giá", Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản. Đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Theo số liệu mới đây của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay vốn tiêu dùng - tự sử dụng bất động sản chỉ tăng hơn 1% năm 2023, mức thấp nhất 5 năm qua, cho thấy người tiêu dùng vẫn không ưu tiên nhu cầu mua nhà.

Top