Bất ngờ 5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính rất nhiều người không biết
GĐXH - Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp mà còn có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim và tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Phân biệt viêm họng cấp và mãn tính
Viêm họng hầu hết là do virus, vi khuẩn hoặc do các yếu tố môi trường như khói bụi, không khí khô. Viêm họng có 2 loại, trong đó:
Viêm họng cấp tính
Là thể viêm họng điển hình, thường phát triển vào mùa lạnh, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm họng cấp tính có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cùng các bệnh viêm đường hô hấp như cúm, sởi…, hoặc xuất hiện với viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang…

Hình ảnh viêm họng cấp tính. Ảnh minh họa
Viêm họng mạn tính
Viêm họng hạt mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm họng hạt cấp kéo dài và không điều trị dứt điểm, bệnh quay lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lúc này đã có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó để điều trị triệt để.
Viêm họng mạn tính có hai thể điển hình là viêm họng mạn tính lan tỏa và viêm họng mạn tính khu trú (gồm viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính).
Dấu hiệu người mắc viêm họng mạn tính
Viêm họng hạt mãn tính gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng lúc này thường kéo dài và ở mức độ nặng hơn cấp tính:
– Ho khan với tần suất dày đặc và nặng hơn. Ban đầu chỉ với biểu hiện ho khan, về sau kèm theo cả ho có đờm.
– Cảm giác vướng víu, ngứa rát ở trong cổ họng.
– Đau rát cổ họng dữ dội, đặc biệt là dễ nhận thấy nhất khi ăn. Thậm chí khi uống nước hay chỉ nuốt nước miếng cũng thấy đau.
– Có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi trầm trọng. Lâu dần cơ thể suy nhược, sụt cân, đau đầu và có thể bị sốt.

Hình ảnh viêm họng mãn tính. Ảnh minh họa
5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính
Biến chứng tại họng
Viêm họng có thể gây áp-xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan, áp-xe thành sau họng…
Biến chứng các cơ quan lân cận
Viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp xuất hiện sau viêm họng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm tai xương chũm với triệu chứng sốt cao, hốc hác, đau tai, nghe kém, chảy mủ. Biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Biến chứng phế quản và phổi
Viêm họng có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, viêm khí quản hoặc viêm phế quản. Nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh, vi trùng có thể từ đường hô hấp trên nhanh chóng tiến vào phổi gây viêm phổi. Viêm phổi có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở và nguy cơ tử vong cao.
Biến chứng tim, thận, khớp
Trong các tác nhân gây bệnh viêm họng thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A) khi xâm nhập vào họng có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp và thấp tim. Nguyên nhân vì vỏ của liên cầu khuẩn có cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Cơ thể tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, cũng đồng thời có thể phá hủy mô nội mạc tim. Điều này xảy ra tương tự ở thận và khớp. Thấp tim có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Tăng nguy cơ ung thư vòm họng
Ngoài ra, tình trạng viêm họng mạn tính có thể gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do tình trạng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Nó thậm chí có thể diễn tiến thành ung thư vòm họng nếu không phát hiện và ngăn chặn sớm.
Viêm họng mãn tính điều trị như thế nào?

Ảnh minh họa
Điều trị viêm họng bằng thuốc
Do tính chất dai dẳng của viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm:
- Thuốc giảm ho: Làm dịu cơn ho dai dẳng để ngăn chặn áp lực trong cổ họng.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm sạch đờm ở cổ họng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tiểu phẫu đốt họng hạt
Được dùng khi tình trạng viêm nhiễm quá nặng, hạt to và mọc nhanh. Tia nhiệt điện hoặc tia laze được sử dụng để loại bỏ các hạt viêm họng hạt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí khá cao, có thể tái phát và dẫn đến biến chứng như viêm họng, mất máu, sẹo họng,...

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.