Bất ngờ công dụng của dưa vàng với sức khỏe, đây là 2 thời điểm tốt nhất nên ăn để giảm cân
GiadinhNet - Với dưa vàng, bạn nên ăn vào khoảng thời gian giữa buổi sáng hoặc vào buổi xế chiều. Tiêu thụ dưa vào 2 thời điểm này giúp bạn kiểm soát cơn đói, hạn chế ăn vặt và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Quỹ Y tế Thế giới đã liệt kê dưa lưới vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho sức khỏe. So với các loại dưa khác thì dưa lưới thường có vị ngọt hơn, vì vậy nhiều người ăn dưa lưới vàng rất sợ bị tăng cân.
Tuy nhiên theo phân thích thì so với các loại thực phẩm khác, dưa lưới chứa rất ít calo, chất béo và giàu chất xơ, kali nên không những không gây béo, mà còn hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
Tiêu thụ nguồn chất xơ dồi dào đến từ loại quả này, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn. Từ đó, hạn chế việc nạp thêm thức ăn vào cơ thể.
Hơn nữa, lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào có trong dưa lưới còn thúc đẩy khả năng làm việc của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa.
Để dưa lưới phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên ăn loại quả này vào khoảng thời gian giữa buổi sáng hoặc vào buổi xế chiều. Tiêu thụ dưa vào 2 thời điểm này giúp bạn kiểm soát cơn đói, hạn chế ăn vặt và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động bình thường.

Ảnh minh họa
6 công dụng tuyệt vời của dưa vàng với sức khỏe
Làm đẹp da
Ăn dưa lưới vào buổi sáng giúp cơ thể giải độc, điều tiết tốt hơn. Zeaxanthin trong dưa lưới còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV. Ngoài ra, dưa lưới còn là nguồn thực phẩm chứa beta-carotene, axit folic, kali, vitamin C và vitamin A giúp bạn cải thiện làn da sao trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Tốt cho tim mạch
Nhờ hàm lượng phong phú của chất lycopene mà dưa vàng được coi là một trong những 'vệ sĩ' có thể bảo vệ tim khỏe mạnh. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy những phụ nữ có nồng độ lycopene trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 50% so với những chị em khác.
Chống oxy hóa
Dưa vàng cũng giàu vitamin C. Vitamin C cũng được coi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng hình thành collagen trong xương, sụn, cơ bắp và mạch máu...
Giảm viêm trong cơ thể
Một cốc (250ml) dưa vàng có chứa tới 22% lượng vitamin B6 mà cơ thể cần hàng ngày. Do vậy, có thể nói, loại dưa này có thể giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể rất tốt.

Ảnh minh họa
Tăng cường miễn dịch
Dưa vàng là một nguồn đặc biệt tốt của citrulline mà citrulline lại là một chất cơ thể sử dụng để tạo ra các amino acid arginine (đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch).
Làm tan sỏi thận
Nước ép dưa vàng là an toàn do tính chất chống calculti của nó. Nó giúp ngăn chặn sự lắng đọng của canxi trong và xung quanh các ống thận. Bên cạnh, nó có thể làm giảm các phân tử cholesterol dư được lưu trữ trong thận.
Ngoài ra, dưa vàng cũng được coi là thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nó làm tăng mức độ citrate trong nước tiểu, giúp làm giảm kết tinh axit uric.
Lưu ý: Theo Đông y, do dưa lưới có tính hàn nên những người bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, nên kiêng dùng dưa lưới để tránh làm tổn hao năng lượng trong cơ thể. Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn dưa lưới vì trẻ có thể bị lạnh bụng.
Những người bị viêm ruột mãn tính, người bị bệnh gan và thận cũng được khuyến cáo không nên ăn vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Cách phân biệt dưa vàng Việt Nam và dưa vàng Trung Quốc
- Dưa lưới vàng Việt Nam thường tròn, nhẹ hơn dưa vàng Trung Quốc. Trung bình các trái dưa trong nước nặng khoảng 1 đến 2kg, cùi dày, ruột dưa màu cam, vị ngọt thanh, ăn giòn. Thời gian bảo quản ngắn. Còn khi vào thời kỳ chính vụ, dưa lưới vàng Trung Quốc thường nặng 3-4 kg/quả, có quả nặng tới 4,5 kg.

- Dưa lưới vàng Trung Quốc thường có hình dáng thon dài, trái to, hình bầu dục, các vết lưới trên dưa rõ, màu trắng, đan xen. Thời gian bảo quản lâu do sử dụng hóa chất bảo quản.
- Giống dưa lưới vàng có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc có các vết lưới màu trắng đan xen với nhau, hiện rõ trên vỏ dưa. Đối với dưa Việt Nam, khi chín lưới chằng chịt hơn.
- Dưa lưới Trung Quốc ăn rất ngọt và cùi hơi mềm. Trong khi đó, dưa vàng Việt Nam ăn giòn, vị ngọt thanh và cùi dày hơn. Với những quả dưa bị tiêm các loại đường hóa học hay chứa hóa chất bảo quản, bạn sẽ thấy ruột quả nhanh chóng bị nhũn sau khi bổ dưa khoảng vài giờ.
Tân Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương và hành trình tỏa sáng

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.