Bất ngờ méo mặt khi đang làm việc
Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp do di truyền và phải điều trị bằng thuốc trong nhiều năm qua. Đây là một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhân là ông N.T.L (46 tuổi), trong lúc đang làm việc, người đàn ông này đột ngột méo mặt, nói đớ và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Ngay lập tức, quy trình cấp cứu đột quỵ được kích hoạt và can thiệp trong 20 phút. Nhờ vậy, bệnh nhân đã phục hồi và tiếp tục được theo dõi tại Đơn vị Đột quỵ nhằm phục hồi chức năng, phòng ngừa đột quỵ tái phát. Đến nay, người bệnh gần như quay trở lại cuộc sống bình thường.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Bệnh lý này làm tăng áp lực máu đến tim, thúc đẩy xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim và mạch vành, đặc biệt là tình trạng tổn thương các động mạch xuyên nhỏ.
Thống kê cho thấy khoảng 77% trường hợp đột quỵ lần đầu có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Nếu kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ có thể giảm 35-40%.
Ngoài ra, các bệnh về tim cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như rung nhĩ, hẹp van tim, suy tim, van cơ học, nhồi máu cơ tim. Trong đó, rung nhĩ là bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao nhất, chiếm khoảng 50%. Người bệnh đột quỵ do bệnh lý tim mạch có nguy cơ tái phát đột quỵ cao.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nguy cơ đột quỵ cũng có thể bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt kém lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn uống nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng hay thói quen ít vận động, tình trạng căng thẳng kéo dài.
“Đó cũng là lý do tại sao người bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa”, bác sĩ Thành nhận định. Ông cũng cho biết việc phục hồi chức năng cho người bệnh cần được thực hiện sớm, đều đặn và kéo dài nhiều năm.
Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, sử dụng các dụng cụ trợ giúp và huấn luyện người bệnh tự chăm sóc bản thân. Việc phục hồi chức năng giúp người bệnh thích nghi với hoàn cảnh mới, dần quay trở lại với cuộc sống bình thường, phòng ngừa các biến chứng. Đồng thời, cần có vai trò của người thân trong việc hỗ trợ, đồng hành và động viên người bệnh.
6 tháng đầu sau cơn đột quỵ được đánh giá là “khoảng thời gian vàng” của quá trình phục hồi. Tùy thuộc vào những chuyển biến của người bệnh mà quá trình này có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm, thậm chí là cả đời.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 2 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.