Bất ngờ việc ghép tạng thành “chuyện nhỏ” ở nhiều bệnh viện tỉnh
GiadinhNet - Mỗi năm, ngành ghép tạng Việt Nam lại xác lập thêm được nhiều thành tựu mới, khẳng định bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật chuyên sâu cực khó này. Không chỉ các bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện tỉnh cũng "bắt nhịp" để đem lại sự sống cho rất nhiều bệnh nhân.

Ca lấy - ghép thận không cùng huyết thống, nhóm máu đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Mai Ngọc
Bệnh viện tỉnh "bắt nhịp" Trung ương
Cuối tháng 3/2019, ca ghép thận không cùng huyết thống và nhóm máu đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã được các bác sĩ thực hiện thành công.
Người được ghép thận là chị Nguyễn Thị Cúc ở Phú Thọ. Người phụ nữ sinh năm 1977 bị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn từ năm 2009, phải chạy thận nhân tạo, chu kỳ 3 lần/tuần.
Chị Cúc được một người họ hàng hiến thận. Ca ghép thận diễn ra vào cuối tháng 3, kíp mổ gồm các bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Sau khoảng 3 tiếng, ca phẫu thuật hoàn thành, người bệnh đã có nước tiểu ngay trên bàn mổ.
Sau một tuần theo dõi và điều trị, chức năng thận của bệnh nhân bình thường, các chỉ số huyết học, sinh hóa, nước tiểu đều ổn định. Hơn một tuần sau mổ ghép thận, người bệnh được xuất viện
Theo TS.BS Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh lý thận ở giai đoạn cuối đang có xu hướng tăng. Vì vậy, việc triển khai ghép thận ở các bệnh viện tuyến tỉnh sẽ giúp người bệnh sớm tiếp cận và được thừa hưởng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mở ra cơ hội sống cho người bệnh.
Cách đây hơn 4 năm, ca ghép thận đầu tiên của Bệnh viện tuyến tỉnh hàng đầu miền Trung du này được thực hiện thành công. Đây cũng là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên thực hiện ghép tạng. Điểm chung trong các "lần đầu tiên", người cầm tay chỉ việc chuyển giao kỹ thuật cực khó này vẫn là các bác sĩ từ Bệnh viện Việt Đức. Đến nay, đã có khoảng 10 ca ghép thận được thực hiện thành công tại Phú Thọ.
Cuối tháng 6/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã chính thức được xướng tên trên bản đồ ghép tạng Việt Nam sau khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên. Dưới sự hỗ trợ trực tiếp hướng dẫn của Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, các phẫu thuật viên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã được cử đi đào tạo để thực hiện ca phẫu thuật lấy, ghép thận đầu tiên.
BS Lê Văn Sĩ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, để thực hiện ca phẫu thuật ghép thận đầu tiên này, ngày 16/1/2017, bệnh viện này đã được Bệnh viện Việt Đức ký hợp đồng chuyển giao đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật ghép thận. Ngay sau đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã cử 46 cán bộ (trong đó có 30 bác sĩ) ra Bệnh viện Việt Đức thực hiện việc đào tạo với thời gian từ 3 đến 6 tháng. Đây là bệnh viện tuyến tỉnh thứ 2 của cả nước được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người cho sống.
Tiếp nối thành công này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện phẫu thuật nội soi lấy thận để ghép từ người cho sống thành công. Đến nay đã có 4 ca ghép thận được thực hiện thành công tại bệnh viện.
Tại Đà Nẵng, TS Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được gần 30 ca ghép thận, dưới sự hỗ trợ ban đầu của các chuyên gia trong và ngoài nước, của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kể từ đầu năm 2018, Bệnh viện Đà Nẵng đã tự chủ hoàn toàn trong kỹ thuật ghép thận. Mới nhất, tháng 6/2019, 2 ca ghép thận thành công được thực hiện cùng một lúc suốt 10 giờ đồng hồ cho cả hai nữ bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đà Nẵng. Theo Bệnh viện Đà Nẵng, việc ghép thận thành công được xem là tiền đề cho ghép các tạng, tế bào gốc khác tại bệnh viện này. Dự kiến năm 2020, bệnh viện này có thể tự ghép gan.
Các bệnh nhân là người nhận thận và người hiến thận đều hồi phục nhanh chóng, ổn định sau ghép thận và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Điều này khẳng định, các bệnh viện tuyến tỉnh không chỉ thành công trong kỹ thuật ghép thận mà còn làm chủ được phẫu thuật nối mạch máu, phẫu thuật lấy thận, nối niệu quản, gây mê hồi sức đối với các phẫu thuật đặc biệt; năng lực về chống thải ghép, về định lượng nồng độ thuốc, chẩn đoán hình ảnh về mạch máu, đánh giá về chức năng của các tạng...
"Tinh thần chuyển giao" kỹ thuật cao cho tuyến dưới khắp các chuyên ngành khó
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, hiệu quả của Đề án bệnh viện vệ tinh trong những năm qua không chỉ ở việc giảm tải bệnh viện.
Theo người đứng đầu ngành Y tế, hai điều cơ bản nhất đạt được với ngành Y tế và nhân dân tại địa phương, đó là ngay tại địa phương người dân được hưởng y tế chất lượng cao, từ thụ tinh ống nghiệm, mổ nội soi đến can thiệp tim mạch, ghép tạng. "Tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nhân văn của những bệnh viện hạt nhân đã nỗ lực để chuyển giao kĩ thuật cho bệnh viện vệ tinh", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Các y bác sĩ tuyến dưới được chuyên gia ở tuyến trên "cầm tay chỉ việc", trình độ tay nghề được nâng lên rõ rệt. Không chỉ có thế, thông qua hệ thống telemedicine, nhiều ca bệnh được hội chẩn trực tuyến, bệnh nhân không phải chuyển lên tuyến trên, tỉ lệ tai biến cũng giảm đi, giảm bệnh nhân tử vong.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh, ngành Y tế đã xây dựng và hình thành 23 bệnh viện hạt nhân khoảng 140 bệnh viện vệ tinh. Trong đó, các chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển là ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc. Trên thực tế, "tinh thần chuyển giao" không chỉ gói gọn trong các chuyên ngành này, mà từ tuyến Trung ương, các bệnh viện nỗ lực chuyển giao cả những chuyên ngành cực khó như ghép tạng.
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, mỗi năm có hàng nghìn trường hợp mới mắc suy thận mạn tính điều trị nội trú. Cùng đó, cũng hàng nghìn ca suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo. Những ca phẫu thuật ghép tạng thành công đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương, sẽ giúp người bệnh có cơ hội phục hồi sức khỏe gần như bình thường.
Quỳnh An

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.