Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm bác sĩ xuyên đêm ghép tạng cho 16 ca trong 1 tháng

Thứ năm, 10:48 21/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Một ca ghép tạng thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Bệnh viện Việt Đức) phải huy động tới 100 y bác sĩ, làm việc xuyên đêm, cùng một lúc, 5 bàn mổ cùng hoạt động hết công suất. Chỉ trong 1 tháng, viện này đã ghép tạng tới 16 trường hợp từ 4 người cho chết não. Đây được coi là kỷ lục mới của ngành ghép tạng ở Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là nó cho thấy người dân ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về hiến tạng…


Bệnh nhân sau ghép gan có dấu hiệu hồi phục tốt (ảnh bệnh viện cung cấp).

Bệnh nhân sau ghép gan có dấu hiệu hồi phục tốt (ảnh bệnh viện cung cấp).

Một tháng, 16 ca ghép tạng

Chia sẻ với báo giới sáng 20/6, GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức không giấu được niềm vui mừng, tự hào khi công bố thông tin, Bệnh viện hạng đặc biệt này vừa tiến hành ghép tạng cho 16 trường hợp từ nguồn tạng từ 4 người hiến chết não chỉ trong một thời gian ngắn. 16 bệnh nhân suy tạng đang mòn mỏi giành giật sự sống đã được ghép tạng với sức khoẻ tiến triển rất tốt.

PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng thuộc Bệnh viện Việt Đức, cho biết: Trong số 4 người ghép gan, có 3 người trong tình trạng hôn mê gan (gan ngừng hoạt động), suy gan giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong cận kề. Tuy nhiên, sau khi được ghép tạng, sức khoẻ của các bệnh nhân này đang hồi phục rất tốt. Ngoài ra, còn có 4 bệnh nhân suy tim và 8 bệnh nhân suy thận. Có 2 quả tim đã được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế ghép cho bệnh nhân có chỉ số phù hợp với người hiến tạng. Hiện, 2/3 số bệnh nhân được ghép tạng đã xuất viện.

Nói về các ca ghép tạng, GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ: “Gần 1 tháng mổ ghép tạng, có những hôm chúng tôi phải triển khai ban đêm. Mỗi ca ghép tạng thông thường phải huy động khoảng 100 y bác sỹ làm việc xuyên đêm, triển khai cùng một lúc 5 bàn mổ: Một bàn lấy tạng, một bàn ghép tim, một bàn ghép gan và 2 bàn ghép thận”.

Trong số 16 ca ghép tạng này, có một trường hợp rất đặc biệt. Một nam thanh niên trẻ tuổi không may bị tai nạn. Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã hết lòng cứu chữa nhưng anh vẫn không thể qua khỏi. Anh rơi vào tình trạng chết não và trong thời điểm đau thương ấy, gia đình anh đã tình nguyện hiến tặng toàn bộ mô/tạng.

Sau khi khớp nối các thông tin trên “Danh sách chờ ghép Quốc gia”, xác định có 2 bệnh nhân nặng, đang cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đủ điều kiện tiếp nhận tạng khẩn cấp, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã quyết định điều chuyển trái tim của người thanh niên nói trên tới Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho bệnh nhân có chỉ số ưu tiên cao nhất. Đó là một bệnh nhân 15 tuổi, bị suy tim giai đoạn cuối, mang một trái tim có kích cỡ khác thường khiến lồng ngực nhô cao. Bệnh nhi này nhiều lần phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Những người mang trái tim này đến với bệnh nhi 15 tuổi đó, là các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức. Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, lúc đó đã xin dừng một buổi họp Quốc hội để cùng tham gia phẫu thuật lấy tạng và vận chuyển tạng. Việc vận chuyển quả tim này đã được sự giúp đỡ hết lòng của Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airline.

Người dân cởi mở hơn trong nhìn nhận về hiến tạng

Theo GS.TS Trần Bình Giang, trước đây, hàng năm trời mới có 1-2 ca hiến tạng nhưng 1 tháng qua (từ ngày 16/5 đến ngày 15/6), đã tiếp nhận 4 trường hợp hiến tạng từ người cho chết não. Theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức – cơ sở y tế hàng đầu cả nước về ghép tạng - điều này cho thấy người dân đã có cái nhìn cởi mở về việc hiến tạng. Cộng đồng đã nhìn nhận việc hiến tạng của người cho chết não là hành động nhân văn, là sự sẻ chia với cộng đồng để hồi sinh sự sống.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, trình độ ghép tạng của các thầy thuốc Việt Nam hiện tương đương với thế giới, tuy nhiên rào cản lớn nhất trong vấn đề ghép tạng vẫn là nhận thức của người dân về việc hiến tạng. Tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi ngày có 4-6 bệnh nhân chết não do tai nạn giao thông nhưng từ năm 2010 đến nay, chỉ có 40 người chết não hiến tạng tại Bệnh viện Việt Đức. Trong khi đó, 1 người chết não, nếu họ tình nguyện hiến tạng trước đó sẽ có thể cứu giúp được rất nhiều người khi họ có thể cho đi 2 quả thận, 2 lá gan, 2 lá phổi, 1 quả tim, 2 giác mạc, gân, cơ và van tim.

"Với ghép thận, ghép gan, có thể lấy từ người hiến sống nhưng chúng tôi không khuyến khích điều này. Mong muốn của chúng tôi vẫn là nhận tạng từ người hiến chết não. Y học đã chứng minh, khi chết não tức là bệnh nhân đã chết, không thể sống lại. Tại Việt Nam, quy trình đánh giá chết não rất chặt chẽ và trải qua nhiều khâu hơn so với nhiều nước trên thế giới", GS.TS Trần Bình Giang khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, đã có hàng trăm bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối đã được ghép tạng thành công từ người hiến chết não. So với thế giới, tỉ lệ sống sau ghép tạng của Việt Nam tương đương, thậm chí cao hơn. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức, tỷ lệ người được ghép thận có thể sống thêm 5-10 năm đạt 95%; tỷ lệ người ghép gan có thể sống từ sau 5 năm đạt 75% và sau 10 năm đạt 68%; số người ghép tim sau 8 năm mới có 2 trường hợp tử vong, số còn lại hiện vẫn sống khỏe mạnh.

Cũng theo GS.TS Trần Bình Giang, nếu như trước đây các ca ghép phải chuẩn bị rất kỹ, bệnh nhân phải nằm viện lâu, thở máy kéo dài thì trong thời gian gần đây, với sự làm chủ kỹ thuật của ê-kíp phẫu thuật viên thì các trường hợp ghép tạng diễn ra rất suôn sẻ. Thậm chí gần đây, những ca ghép thận hầu như không phải truyền máu, ghép gan thì số lượng máu truyền chỉ 1 - 2 đơn vị, thời gian bệnh nhân phải nằm thở máy rút xuống còn 3 - 4 tiếng đồng hồ (so với 24 - 48 tiếng như trước).

Trao đổi với báo giới, GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức bác bỏ việc bắt cóc trẻ em đưa ra ngoài đồng, hay bãi đất hoang để mổ lấy tạng, sau đó mang đi ghép tạng. “Đó là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt”, GS.TS Trần Bình Giang khẳng định. Thực tế, việc lấy tạng đòi hỏi quy trình rất khoa học với yêu cầu vô trùng tuyệt đối và có những phẫu thuật viên phải có tay nghề cao mới có thể lấy tạng được và bảo quản tạng đúng cách.

Cũng trong thời gian qua, Bệnh viện Việt Đức đã chuyển giao kỹ thuật ghép tạng cho Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ và đang chuẩn bị triển khai tiếp cho Thanh Hóa. Nước ta đã ghép thận thành công từ năm 1992, ghép gan từ năm 2004, ghép tim từ năm 2010, ghép phổi từ người cho còn sống năm 2017 và ghép được phổi từ người cho chết não năm 2018. Trong đó có những người ghép thận đến lần thứ ba và có trường hợp sau ghép thận vẫn sinh con bình thường. Hiện nay, số lượng bệnh nhân ghép thận là gần 600 trường hợp, ghép tim khoảng 20 trường hợp, ghép gan khoảng 60 trường hợp…

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top