Bé 14 tuổi ở Vĩnh Phúc bị thiếu máu, thiếu sắt nặng vì bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này
GĐXH - Nguyên nhân khiến bệnh nhi 14 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt được xác định do chảy máu kéo dài từ một polip đại tràng trong gần một năm.
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý hoặc bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, một trường hợp hiếm gặp đã xảy ra với bệnh nhi nam 14 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Nam bệnh nhi (14 tuổi, trú tại Văn Quán, Lập Thạch) có thể trạng gầy yếu (cân nặng 27 kg, chiều cao 120 cm), với nhiều triệu chứng mệt mỏi, suy nhược và xanh xao.
Bệnh nhi được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt nặng, nguyên nhân được xác định do chảy máu kéo dài từ một polip đại tràng trong gần một năm. Điều đặc biệt là trẻ vẫn duy trì sức chịu đựng đáng kinh ngạc dù chỉ số hemoglobin trong máu chỉ đạt 9 g/dL - mức cực kỳ thấp so với chỉ số hemoglobin ở người bình thường (120-140 g/dL). Trường hợp này đã được can thiệp điều trị thành công, mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhi khác.
Tại Bệnh viện, bệnh nhi được thăm khám và chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm, thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh nhằm tìm kiếm nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt. Trong đó, kết quả nội soi đường tiêu hóa cho thấy trẻ có một polip đại tràng độ III (kích thước khoảng 3 cm). Đây được xác định là nguyên nhân gây chảy máu đại tràng dẫn đến thiếu máu thiếu sắt nặng ở trẻ.

Bệnh nhân 14 tuổi, nặng 27 kg thiếu máu nặng do bị polyp đại tràng. Ảnh; BVCC
Polip đại tràng độ III thường là các polip đã tiến triển đáng kể về kích thước hoặc mức độ phát triển và có khả năng biến chứng nguy hiểm như tổn thương niêm mạc đại tràng, gây chảy máu. Chảy máu này có thể là chảy máu mạn tính với lượng nhỏ nhưng kéo dài, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, hoặc có thể gây chảy máu cấp tính nếu polip bị vỡ hoặc viêm nhiễm. Tình trạng chảy máu liên tục này là nguyên nhân chính gây ra thiếu máu thiếu sắt nặng ở trẻ. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Để ngăn chặn tình trạng chảy máu, các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật cắt polip qua nội soi gây mê đường tiêu hóa. Đây là một phương pháp ít xâm lấn và rất phù hợp với trẻ em, giúp loại bỏ triệt để nguyên nhân gây chảy máu mà không cần phẫu thuật mở bụng.
Đồng thời, bệnh nhi được điều trị theo phác đồ bổ sung sắt, vitamin B6, B9, B12 và chế độ ăn phù hợp nhằm cung cấp nguyên liệu, kích thích tủy xương hoạt động tái sản xuất máu cho cơ thể.
Chia sẻ về trường hợp bệnh nhi, ThS. BS. Nguyễn Quang Huy (Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa) cho biết: Trước khi tiến hành thủ thuật nội soi cho cháu bé, chúng tôi đã thực hiện hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Huyết học lâm sàng đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng các kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhi.
Điều đáng nói là, tình trạng đi ngoài phân máu rỉ rả ở trẻ đã diễn ra khoảng 1 năm mà không được thăm khám tìm nguyên nhân vì vậy khiến cho bệnh diễn biến từ tính cấp tính sang mãn tính. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Qua đây, tôi cũng đưa ra khuyến cáo đến các bậc cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm các bất thường cũng như nâng cao nhận thức trong tầm soát, khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho trẻ.
Qua trường hợp trẻ nam 14 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt nặng do polip đại tràng gây chảy máu kéo dài đã được can thiệp điều trị thành công, mang lại sự phục hồi đáng kể cho trẻ. Để đảm bảo quá trình điều trị thành công và phòng ngừa nguy cơ tái phát polip, trẻ sẽ được theo dõi chặt chẽ qua các xét nghiệm máu định kỳ và nội soi đại tràng sau điều trị.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 58 phút trướcChuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 16 giờ trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.