Bé 2 tuổi đột ngột viêm não, liệt mềm toàn thân sau nhiễm virus Adeno
Trước đó, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh khởi phát với cơn sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng đường hô hấp, đi ngoài phân lỏng, nôn nhiều.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ sáng 4/12 cho biết đang điều trị cho trẻ 2 tuổi gặp biến chứng rất nặng sau nhiễm virus Adeno.
Bé Đ.V.T được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ ngày 23/11 với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm Candidas tiết niệu, di chứng viêm não sau nhiễm virus Adeno (liệt mềm toàn thân), suy hô hấp độ III.

Theo thông tin từ gia đình, trước đó, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh khởi phát với cơn sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng đường hô hấp nổi bật gồm: đi ngoài phân lỏng (9-10 lần/ngày), nôn nhiều (2-3 lần/ngày).
Trẻ được chẩn đoán bị tiêu chảy cấp đồng thời theo dõi tình trạng nhiễm trùng huyết.
Sau đó vài ngày, bệnh nhi mới có kết quả dương tính, các triệu chứng co giật rõ rệt hơn, các cơn co giật xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài (trong khoảng 10 phút). Sau co giật, trẻ không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên.
Bệnh nhi được điều trị an thần, thở máy kết hợp với kháng sinh liều cao, điều trị tình trạng viêm não, màng não, chống phù não, tăng áp lực nội sọ. Sau một thời gian điều trị, tình trạng của trẻ đã ổn định hơn, tình trạng sốt cao đã được cải thiện.
Tuy nhiên, di chứng của viêm màng não sau nhiễm virus Adeno khiến bé bị liệt mềm toàn thân, cần rất nhiều thời gian để cải thiện.
Hiện tại, trẻ tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với phác đồ bằng an thần thở máy, truyền albumin, truyền máu kết hợp sử dụng các thuốc kháng sinh.
Adeno là một nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng virus Adeno có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng virus phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo BS Dương Thị Hồng Ngọc - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán nhiễm virus Adeno ở mức độ nhẹ với các biểu hiện như: sốt cao, ho ít hoặc kèm theo một số biểu hiện của đường hô hấp trên, gia đình hoàn toàn có thể theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã từng tiếp xúc với người nhiễm virus Adeno được khẳng định trước đó, hoặc có xuất hiện một số biểu hiện nặng gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Các triệu chứng cần lưu ý như: sốt cao nhiều ngày không đáp ứng với thuốc hạ sốt; bị viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc có vấn đề về thị lực; bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, mệt mỏi, đi tiểu ít,…
Hồi đầu tháng 10, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết năm nay tỷ lệ trẻ mắc virus Adeno nặng tăng cao so với những năm trước, nguyên nhân chưa được xác định rõ. Tổng số ca bệnh viện tiếp nhận từ đầu năm đến đầu tháng 10 là hơn 3.100 trẻ, 9 bé tử vong.
Các bác sĩ nhận định có thể sau Covid-19, trẻ đến trường, giao lưu xã hội nhiều khiến tỷ lệ mắc virus Adeno cao hơn. Ngoài ra, các bé cũng đồng nhiễm một số vi khuẩn khác, hệ miễn miễn dịch suy giảm khiến mức độ nặng tăng cao.

Cảnh báo: Mỗi ngày uống nửa lít rượu, người đàn ông nôn ra máu tươi nhập viện cấp cứu
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Qua khai thác từ người nhà bệnh nhân được biết, ông C. đã uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500ml và bản thân có tiền sử xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường typ2...

Suy đa cơ quan, tổn thương thần kinh nặng vì dùng thuốc khí dung kéo dài khi trẻ bị hen phế quản
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 16 tuổi nhập viện trong tình trạng ngừng tim do lên cơn hen phế quản cấp. Trước đó, trẻ bị hen phế quản không điều trị đầy đủ và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh Wilson: Cẩn trọng với căn bệnh hiếm khiến người mắc phải phục hồi chức năng
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó một lượng lớn đồng tích tụ trong gan và não. Bệnh Wilson có thể tiến triển chậm hoặc cấp tính và rất nghiêm trọng. Người mắc bệnh có thể phải phục hồi chức năng với nhiều phương pháp khác nhau.

Thủ tướng bổ nhiệm tân Thứ trưởng Bộ Y tế
Thời sự - 20 giờ trướcTại Quyết định số 46/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Đức Luận, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Giành giật sự sống cho sản phụ sốc mất 2 lít máu nguy kịch do chửa ngoài tử cung bị vỡ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hút 2.000ml máu ổ bụng bệnh nhân, kẹp cắt khối chửa ngoài tử cung vỡ đang chảy máu tại vị trí loa vòi tử cung bên phải; đồng thời kết hợp hồi sức tích cực và truyền máu, huyết tương trong mổ.

Phẫu thuật khối u thận đa nang nặng 2,8kg cho nữ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện TWQĐ 108 vừa phẫu thuật khối u thận đa nang nặng 2,8kg cho nữ bệnh nhân 49 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu theo chu kỳ.

Nóng: Bộ Y tế thông tin về việc lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcHội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn cấp vào ngày 31/01/2023 để xem xét về việc lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam.

Mắc bệnh gout có nổi u cục bất thường ở tay chân, vành tai... có nên lo lắng?
Y tế - 1 ngày trướcNhiều bệnh nhân gout phát hiện các nốt, khối bất thường, thậm chí ở dây thanh quản khiến giọng bị khàn nên rất lo lắng, 'đòi' bác sĩ xét nghiệm, cắt bỏ...

Cứu sống bé gái 8 tuổi bị vỡ gan do tai nạn giao thông
Y tế - 1 ngày trướcBé gái 8 tuổi bị vỡ gan và đa chấn thương trong tình trạng nguy kịch do tai nạn giao thông đã được Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cứu sống.

Bị ngã trong lúc làm việc, người đàn ông bị tổn thương nặng nề vùng sinh dục, đe dọa tính mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, mạch nhanh, huyết áp tụt, toàn bộ vùng tầng sinh môn viêm tấy lan toả lên tận bẹn, bụng.

Người đàn ông 42 tuổi gãi ra giun chui ở dưới da
Y tếGĐXH – Bệnh nhân thường xuyên đi rừng, hay ngủ lán rừng quế, từng ăn gỏi cá, tiết canh, các món tái, ăn thịt chuột đồng, nhiều năm nay không tẩy giun, sán.