Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 8 tuổi bất ngờ bị suy thận do thường xuyên ăn món trẻ em nào cũng thích

Thứ ba, 14:28 16/01/2024 | Mẹ và bé

GĐXH - Gia đình thực sự sốc khi con gái của họ nhận chẩn đoán ung thư thận giai đoạn cuối. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do việc thường xuyên cho trẻ ăn các món ngọt tráng miệng...

Có bố làm ở tiệm bánh ngọt nên bé Lệ Lệ (8 tuổi, Trung Quốc) từ nhỏ đã thường xuyên được bố mang bánh về cho thưởng thức. Tuy nhiên, thời gian gần đây bé bất ngờ có những dấu hiệu bất thường như sụt cân nhanh và hay đau bụng khiến cả gia đình lo lắng.

Khi đưa đến bệnh viện kiểm tra, gia đình thực sự sốc khi nhận chẩn đoán ung thư thận giai đoạn cuối, chức năng gan thận bị tổn hại nặng nề. Chỉ sau 30 ngày nằm viện, Lệ Lệ đã không thể qua khỏi. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do việc thường xuyên ăn các món ngọt tráng miệng.

Bé 8 tuổi bất ngờ bị suy thận do thường xuyên ăn món trẻ em Việt nào cũng thích - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ giải thích, việc sử dụng quá nhiều đường mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư, nhưng nó sẽ dẫn đến các bệnh lý phát triển thành ung thư. Ăn quá nhiều đường có thể gây béo phì - một mối nguy hiểm tiềm ẩn của nhiều bệnh ung thư. Trẻ béo phì dễ bị ung thư tuyến tụy, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày và ung thư ruột hơn trẻ em có cân nặng bình thường.

Trường hợp của bé, việc ăn quá nhiều đường ngọt dễ làm tăng áp lực lọc của thận và nếu kéo dài sẽ dần làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Cùng với đó, khi hấp thu lượng đường quá lớn, cơ thể sẽ khó chuyển hóa thành năng lượng và dần tích tụ thành mỡ nội tạng, béo phì, huyết áp cao... Những vấn đề này của cơ thể cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và dần dẫn đến các tổn thương, thậm chí là ung thư.

Bệnh tiềm ẩn nếu thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt?

Gây viêm nhiễm, trầm cảm

Khi ăn quá nhiều đường bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.

Bé 8 tuổi bất ngờ bị suy thận do thường xuyên ăn món trẻ em Việt nào cũng thích - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gây mắc bệnh tim mạch

Sự dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.

Gây mắc bệnh gan

Gan không chỉ là cơ quan đảm nhận vai trò thải độc mà còn giúp xử lý lượng protein nạp vào cơ thể. Không những thế, gan còn giúp xử lý nhiều quy trình chuyển hóa khác nữa. Mặc dù thực tế hiện nay số đông bệnh nhân mắc bệnh gan là do lạm dụng rượu bia quá mức nhưng dù không lạm dụng loại đồ uống này mà ăn uống quá nhiều đồ ngọt cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh gan.

Gây suy giảm trí nhớ

Một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua nữa là sự giảm sút trí nhớ. Khi việc ăn quá nhiều đường trở thành thói quen sẽ khiến cho khả năng lưu giữ ký ức của não bộ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, điều này thậm chí còn trở thành tác nhân gây sa sút trí tuệ, mất trí...

Gây rối loạn chuyển hóa

Bản thân các loại đồ ăn, thức uống ngọt chỉ cung cấp calo rỗng. Vì thế nó khiến cho cơ thể phải huy động các loại khoáng chất và vitamin sẵn có trong tế bào và các cơ quan để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá đường, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin B.

Duy trì tình trạng trên trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây thiếu hụt các loại vi chất dinh dưỡng, gây loãng xương cùng nhiều loại bệnh lý khác. Bên cạnh đó, đường còn có nguy cơ ngăn chặn việc tiết ra dịch tiêu hoá, làm cản trở khả năng hoạt động tự nhiên của dạ dày nên tạo cơ hội lên men cho thức ăn.

Bé 8 tuổi bất ngờ bị suy thận do thường xuyên ăn món trẻ em Việt nào cũng thích - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vậy chúng ta nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

Theo khuyến cáo của WHO, cả người lớn và trẻ em nên giới hạn lượng đường tự do ở mức dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Chẳng hạn bạn là một người trưởng thành, trung bình tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ nên dưới 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê. Thậm chí, tiêu thụ dưới mức 5% còn có nhiều tác dụng tốt hơn nữa và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Đường tự do được tính không bao gồm các loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả tươi. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng tiêu thụ những loài đường tự nhiên dẫn đến vấn đề sức khỏe. Vì vậy, hướng dẫn không áp dụng với trái cây tươi và rau quả.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 5 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top