Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Thứ bảy, 15:49 10/07/2021 | Sống khỏe

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện vừa cứu sống thần kỳ bệnh nhi 10 tuổi bị chảy máu nội sọ do vỡ dị dạng động tĩnh mạch.

Đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận từ khi thành lập đến nay. Bệnh nhi 10 tuổi, được chuyển đến từ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vào trưa 8/7 vì chảy máu nội sọ do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Bệnh nhi trong tình trạng cháu bé rất xấu, hôn mê sâu, Glasgow 6 điểm, thở máy, tổn thương não rất khó xử trí.

Thật khẩn trương, toàn bộ ekip Trung tâm Đột quỵ và Khoa Phẫu thuật thần kinh hội chẩn nhanh chóng đưa ra phương án, chiến lược phẫu thuật cho cháu bé. Sau phẫu thuật, cháu đã tỉnh lại, giao tiếp tốt, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa Phẫu thuật thần kinh và Sọ não.

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Trước đó, Trung tâm Đột quỵ cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 36 tuổi với chẩn đoán chảy máu nội sọ rất phức tạp trên CT sọ não, tình trạng lâm sàng rất nặng, hôn mê sâu Glasgow 5 điểm, thở máy, nguy cơ tử vong rất cao.

Chỉ trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ từ lúc bệnh nhân tới Bạch Mai, Trung tâm Đột quỵ phối hợp với Khoa Phẫu thuật thần kinh và Sọ não đã xử trí phẫu thuật lấy khối máu tụ và khối dị dạng động tĩnh mạch. Đến ngày thứ 2, bệnh nhân tiến triển tốt, tình trạng tỉnh táo, có thể giao tiếp và tự thở khí phòng.

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, trong một tháng qua Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận rất nhiều ca chảy máu nội so do dị dạng động tĩnh mạch (AVM) vỡ.

Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là gì?

AVM là bệnh xảy ra từ sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh. Bệnh hay gặp ở hệ thống thần kinh trung ương nhưng cũng có thể gặp ở mọi ví trí trong cơ thể. AVM không mang đặc tính di truyền. Bệnh thường phát hiện được ở nhóm người trẻ tuổi, trung niên (20-40 tuổi).

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

Động mạch chịu trách nhiệm lấy máu giàu oxy từ tim đến não. Tĩnh mạch mang máu ít oxy trở lại phổi và tim. Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) làm gián đoạn quá trình này, các mô xung quanh không nhận được đủ oxy. Các động mạch, tĩnh mạch bị ảnh hưởng trở nên suy yếu và vỡ. AVM ở trong não nếu vỡ có thể gây xuất huyết não, đột quỵ hoặc tổn thương não.

AVM có thể gặp ở nhiều vị trí trong cơ thể: Não, lách, phổi, thận, tủy sống, gan, khoảng gian sườn, mắt, thừng tinh. AVM tại não được quan tâm nhiều vì khi nó chảy máu có thể gây ra các biến chứng nặng. Chảy máu do AVM tại não hiếm gặp, chỉ dưới 1% những người bị AVM.

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.

Đây cũng chính là căn bệnh khiến nữ diễn viên Andrea Syron, sống ở Michigan (Mỹ), phải sống như trong tình trạng "bom hẹn giờ". Trước khi phát hiện ra bệnh, Andrea luôn nghe thấy có âm thanh vo ve trong tai. Sau đó, nó lớn dần lên thành tiếng ù ù rất mạnh. Năm 2017, sau một ca phẫu thuật lớn loại bỏ phân nửa trong số các kết nối bất thường, sức khỏe của Andrea đã dần hồi phục.

Ước tính 1 trong số 2000-5000 người bị mắc chứng dị dạng động tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị chảy não não và tỷ lệ tử vong là 10-15% trong số các ca mắc bệnh.

Andrea chia sẻ rằng: Tôi cảm thấy mình cực kỳ may mắn và được ban phước lành. Khi bạn bị dị dạng động tĩnh mạch, bạn như thể một quả bom hẹn giờ bởi mạng sống luôn bị đe dọa.

Bé gái 10 tuổi đã bị dị dạng động tĩnh mạch, phải chuyển tới Trung tâm Đột quỵ cấp cứu: Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 5.

Andrea trong bệnh viện để điều trị AVM sau khi bị nhầm lẫn vì nhiễm trùng dị ứng, viêm xoang.

Dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng động tĩnh mạch:

Triệu chứng của AVM thay đổi tùy theo vị trí bị dạ dạng. Đa số các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch không có triệu chứng, thường phát hiện được khi khám nghiệm tử thi hoặc tình cờ phát hiện khi đang được điều trị bệnh khác. Một số ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng phồng động tĩnh mạch, chảy máu hoặc do ổ dị dạng động tĩnh mạch trong não gây động kinh, liệt, đau đầu, hạn chế vận động.

Triệu chứng hay gặp nhất trong các ổ dị dạng mạch máu não bao gồm đau đầu, động kinh với tính chất của triệu chứng tùy thuộc vào vị trí tổn thương dị dạng và tùy từng bệnh nhân, có thể gặp:

- Hạn chế vận động và phối hợp động tác như yếu, liệt.

- Chóng mặt.

- Nói khó.

- Rối loạn cảm giác (tê cóng, ngứa, đau).

- Rối loạn trí nhớ (ảo giác, lẫn lộn, mất trí nhớ).

- Lú lẫn, giảm tri giác

- Trẻ em và thiếu niên có thể gặp rắc rối với học tập hoặc hành vi.

Một loại dị dạng động tĩnh mạch não nghiêm trọng được gọi là khiếm khuyết tĩnh mạch (TM) của Galen, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sớm hoặc ngay sau khi sinh. Khiếm khuyết TM của Galen nằm sâu bên trong não. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

- Tích tụ dịch bên trong não (não úng thủy) làm cho đầu phình to

- Các tĩnh mạch bị sưng trên da đầu

- Co giật

- Phát triển kém

- Suy tim sung huyết

Hãy đi khám bác sĩ khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của AVM, chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, các vấn đề về thị lực và thay đổi nhận thức hoặc chức năng thần kinh. Nhiều AVM hiện được phát hiện 1 cách tình cờ, thường sau khi chụp CT hoặc MRI vì những lý do không liên quan trực tiếp đến AVM.

Bệnh dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh dị dạng mạch máu não có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm, cụ thể đó là:

- Làm mỏng và yếu thành động mạch và tĩnh mạch não: Dị dạng thông động tĩnh mạch não sẽ tạo áp lực đối với thành mạch và làm mỏng, yếu các mạch máu. Khi đó có thể dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu não.

- Xuất huyết não: Khi thành động mạch và tĩnh mạch não bị yếu dẫn đến vỡ và chảy máu não. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Trong trường hợp chảy máu nhiều có thể dẫn đến đột quỵ và làm tổn thương đến não.

- Não không được cung cấp đủ oxy: Dị dạng thông động tĩnh mạch não xảy ra khi lưu lượng máu sẽ lớn và di chuyển nhanh hơn, khiến các mô xung quanh não không thể hấp thụ và nhận đủ oxy. Nếu các mô trong não không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến tình trạng suy yếu hoặc chết và dẫn đến các cơn đột quỵ, hoặc té ngã, cứng miệng...

- Tổn thương não: Tổn thương não xảy ra khi dị dạng thông động tĩnh mạch khiến lưu lượng máu nhiều hơn và chảy nhanh hơn, từ đó làm phình động tĩnh mạch não, chèn ép các bộ phận khác trong não. Khi đó, có thể dẫn đến tình trạng tích tụ dịch não tủy và gây ra biến chứng tràn dịch ở não.

T.T

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 11 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top