Bé gái 2 tuổi méo miệng, liệt dây thần kinh số VII vì đi xe máy buổi tối: BS khuyến cáo 6 việc QUAN TRỌNG để phòng bệnh ngày lạnh
Theo mẹ cháu chia sẻ, trước hôm bị bệnh 1 ngày, bố mẹ có cho cháu đi chơi bằng xe máy đến khoảng 21h mới về.
Bé gái 2 tuổi méo miệng, liệt dây thần kinh số VII vì đi xe máy buổi tối
Theo thông tin từ Trung tâm Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, gần đây bệnh viện tiếp nhận trường hợp trẻ 2 tuổi bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
Cụ thể, bệnh nhi là cháu T.G.H, mới 24 tháng tuổi (thành phố Việt Trì), nhập viện trong tình trạng méo miệng, không thể nhắm kín mắt do bị lạnh đột ngột khi được bố mẹ cho đi xe máy buổi tối
Theo mẹ cháu chia sẻ, trước hôm bị bệnh 1 ngày, bố mẹ có cho cháu đi chơi bằng xe máy đến khoảng 21h mới về. Thời tiết hôm đó đang chuyển mùa nên buổi tối có gió và se lạnh. Do chủ quan nên mẹ cháu không mang theo mũ, áo giữ ấm cho bé.

Bệnh nhi T.G.H bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên khi mới 24 tháng tuổi
Trước đó cháu bé không bị ngã hay có chấn thương gì, cháu vẫn chơi đùa, ăn ngủ bình thường. Sáng sớm hôm sau, người nhà phát hiện cháu bị méo miệng khi cười hoặc khóc. Trong lúc ăn cháo, uống sữa thì thấy nước cháo, sữa chảy bên mép miệng bên trái, khi ngủ thấy mắt bên trái của cháu nhắm không kín. Cháu khó chịu, quấy khóc hơn mọi ngày nên gia đình đã đưa cháu đến khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khám ngay trong ngày.
Tại bệnh viện, cháu H được chụp cắt lớp vi tính kiểm tra sọ não không phát hiện tổn thương tại sọ; đi khám chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng không phát hiện vấn đề gì ở mắt và tai mũi họng. Bác sĩ kết luận cháu bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
Cháu H được điều trị liệt dây thần kinh số VII bằng nhiều phương pháp: Châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, hồng ngoại,… Vì còn nhỏ nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, sau 3 tuần điều trị tại Trung tâm, cháu tiến triển tốt, ăn uống tốt, mặt được cải thiện nhiều, ăn uống không rơi, mắt nhắm kín, miệng hết lệch, các hoạt động bình thường và đã được xuất viện.
Được biết ngoài bệnh nhi trên, Trung tâm Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh.
Bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên trong Đông y có tên là khẩu nhãn oa tà. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ, trung tuổi, cao tuổi hay thanh niên. Do đó, mọi đối tượng cần phòng tránh căn bệnh này khi trời lạnh đột ngột.
Người bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên sẽ có các triệu chứng như: súc miệng không được, mắt nhắm không khít, mặt bị xệ hoặc hơi cứng một cách bất thường, miệng bị méo, lệch hẳn sang một bên, uống nước rất khó khăn, thường bị trào ra ngoài...
Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.
BS khuyến cáo 6 việc QUAN TRỌNG cần làm để phòng bệnh vào ngày lạnh
Vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng cần chủ động phòng bệnh để ngăn ngừa đột quỵ, liệt dây thần kinh số VII.
ThS.BS Phan Huy Quyết (phụ trách đơn vị y dược cổ truyền, Trung tâm Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) chia sẻ những lưu ý để phòng bệnh vào ngày lạnh:
1. Giữ ấm đầu, mặt, cổ.
2. Khi trời rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt.
3. Vào buổi tối hoặc ban đêm, không nên để ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa.
4. Khi trời lạnh, nên hạn chế ra ngoài vào buổi tối, nếu ra ngoài cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.
5. Khi cho trẻ đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe.

6. Khi tắm cho trẻ cần chú ý: Nên tắm cho trẻ sớm, tắm, rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm. Cha mẹ có thể chọn tắm cho trẻ vào một trong hai khoảng thời gian từ 9h30-10h30 buổi sáng, hoặc buổi chiều từ 13h-16h. Đối với trẻ lớn hơn không nên tắm muộn sau 18h.
Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì có thể làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt… Đồng thời chú ý thời gian tắm gội cho bé chỉ khoảng 5-10 phút với trẻ lớn, và không quá 2-3 phút (với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu).

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.