Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ
GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, vừa qua, đơn vị này đã cấp cứu cho một trường hợp trẻ nhỏ bị xuất huyết tiêu hóa.
Theo đó, bệnh nhi N.M.N (12 tuổi, Đông Triều, Quảng Ninh) có dấu hiệu bị nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn, đã được gia đình cho uống men tiêu hóa và thuốc Panadol nhưng không đỡ nên được đưa đi cấp cứu.
Tại đây, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, trẻ được chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá gây mất máu cấp, nghĩ đến do viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bệnh nhi được chăm sóc tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Ảnh: BVCC.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cầm máu ổ xuất huyết, làm test sau nội soi cho kết quả HP dương tính.
Hiện trẻ đang được điều trị nội khoa theo phác đồ viêm loét dạ dày do HP.
BSCKII Vương Thị Hào, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở người lớn và trẻ lớn tuổi. Nhưng thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa và cả trường hợp trẻ 3-10 tuổi cũng mắc bệnh.
Nguyên nhân tiên phát là do vi khuẩn HP gây ra, nguyên nhân thứ phát là do áp lực học tập, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và do stress… cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày, biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây mất máu cấp, có thể gây sốc.
Thận trọng với xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.
Xuất huyết tiêu hóa chiếm khoảng 10% - 20% các trường hợp đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên mức độ xuất huyết có thể khác nhau. Bệnh có thể là một cấp cứu đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc cũng có thể là biểu hiện nhẹ cho phép trì hoãn trong chẩn đoán và điều trị.

Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng để phòng ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết, trẻ bị xuất huyết đường tiêu hóa trên thường có nguyên nhân như: Viêm, loét thực quản; vỡ giãn tĩnh mạch thực quản trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa; viêm dạ dày tá tràng trong ngộ độc, stress, dị ứng thức ăn, thuốc, hội chứng huyết tán urê cao, loét dạ dày tá tràng, dị vật tiêu hoá.
Bên cạnh đó, một số trẻ bị xuất huyết đường tiêu hóa dưới là do các nguyên nhân như: U máu ruột non; viêm ruột hoại tử; nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào niêm mạc ruột; lồng ruột; viêm loét túi thừa Meckel.
Cách phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa cho trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa cho trẻ không bị viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến các biến chứng như xuất huyết, thậm chí ung thư dạ dày, cha mẹ cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
- Vi khuẩn HP có thể lây từ người này cho người khác qua đường tiêu hóa. Do đó, phụ huynh không bón mớm thức ăn cho trẻ (thổi, nhai đồ ăn rồi bón cho trẻ), chấm chung bát nước chấm…
- Trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác: Hô hấp, tim mạch… Do đó, cần để trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm khói thuốc.
- Đảm bảo chế biến thức ăn cho trẻ phải được nấu chín, không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn sẵn: mì tôm, bim bim, nước uống có ga. Ăn đủ bữa, đúng bữa, không ăn quá no, sau ăn không nên vận động mạnh, buổi tối nên ăn đồ dễ tiêu.
- Rèn luyện cho trẻ chế độ học tập và ngủ nghỉ điều độ, tránh tạo áp lực điểm số, học tập, thi cử cho trẻ. Trẻ cần được học tập và vui chơi cân bằng, tạo không khí học tập vui vẻ khi đến trường.
- Với những trẻ có tiền sử bị viêm loét dạ dày, cần lưu ý trong các bữa ăn nên tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương; thịt nguội chế biến sẵn… vì chúng có thể khiến bệnh dễ bị tái phát.
Đặc biệt, nếu thấy trẻ xuất hiện tình trạng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da xanh, mệt mỏi; trẻ ăn, uống kém hoặc không chịu ăn; đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua; vàng da vàng mắt, bụng chướng hoặc to hơn bình thường; khát nước nhiều; nôn máu đỏ tươi hoặc máu cục; đi ngoài phân đen hoặc máu; trẻ ở trạng thái li bì, khó đánh thức hoặc kích thích, vật vã… cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh biến chứng có thể xảy ra.



Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 1 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 12 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.