Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật

Thứ tư, 13:08 13/11/2024 | Sống khỏe

Tắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.

Nguyên nhân gây tắc mật

Tắc mật thường được gây ra bởi các nguyên nhân chính như:

  • Sỏi đường mật là nguyên nhân chiếm tới 90% trong các ca bệnh.
  • Do các khối u: U đầu tụy, u bóng Vater, u ống mật chủ đoạn xa, u tá tràng.
  • Sau các phẫu thuật túi mật hoặc các chấn thương tại vùng bụng có thể khiến ống mật hẹp đi và gây ứ tắc.
  • Ung thư đường mật.
  • Giun hoặc trứng sán lá gan di chuyển xuống đường mật.

Triệu chứng khi bị tắc mật

Khi bị tắc mật dịch mật sẽ tràn vào máu, do đó người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau bụng .
  • Cơn đau thường xuất hiện tại vùng gan, mức độ sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây tắc mật. Cụ thể: Đau dữ dội nếu nguyên nhân do tắc mật cấp bởi sỏi mật di chuyển hay bị kẹt phần thấp OMC. Đau thành từng cơn rồi lan lên vai hay sau lưng (cơn đau quặn gan) trong giun chui ống mật…
  • Đau âm ỉ bụng hoặc cảm giác căng tức vùng hạ sườn phải, vùng trên rốn như trong ung thư đường mật, u bóng Vater.
  • Biểu hiện vàng da, vàng mắt: Vàng da , vàng mắt là triệu chứng rất rõ ràng của bệnh mà người bệnh thường xuyên gặp phải. Vàng da có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần rồi biến mất. Sau đó lại tiếp tái phát trở lại với người bệnh.
  • Sốt cao.
Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật- Ảnh 2.

Tắc mật là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể.

Trình tự xuất hiện của vàng da, đau bụng và sốt là gợi ý nguyên nhân gây tắc mật. Cụ thể:

  • Tắc mật sỏi đường mật: Người bệnh sẽ thấy đau vùng gan, sau đó là sốt kèm rét run. Vài ngày sau xuất hiện vàng da, vàng mắt, gọi là tam chứng Charcot.
  • Tắc mật do u: Da của người bệnh sẽ vàng dần, cơn đau xuất hiện ít và không bị sốt trong giai đoạn đầu.
  • Nước tiểu sẫm màu: Thường đi kèm với triệu chứng vàng da của người bệnh. Nước tiểu có màu đỏ sậm của nước vối hoặc vàng sậm giống màu nước chè.

Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm: Phân sậm màu, cảm giác đầy bụng , khó tiêu, đặc biệt là sau khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Có thể đi ngoài ra phân có cả mỡ. Cơ thể mệt mỏi kéo dài, chán ăn, gầy yếu. Đau ở vùng hạ sườn phải…

Chẩn đoán và điều trị tắc mật

Chẩn đoán xác định tắc đường mật cấp và nguyên nhân gây tắc mật cấp dựa vào siêu âm, chụp CT Scaner và MRI gan mật có tiêm thuốc. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tắc mật do sỏi, tùy từng trường hợp bệnh khác nhau và có biến chứng hay chưa mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Mục đích điều trị là xử lý sỏi gây tắc đường mật nhanh chóng, tránh nhiễm khuẩn và điều trị nếu biến chứng nhiễm khuẩn.

Điều trị bằng thực hiện thủ thuật chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC) với dẫn lưu mật qua da là phương pháp giải quyết vấn đề tắc mật cấp cách này, cho phép dẫn lưu mật bị ứ đọng trong gan ra ngoài, bao gồm dịch mủ mật trong viêm đường mật kèm theo.

Điều trị bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng laser trong trường hợp nhiều sỏi đường mật và sỏi tắc ống mật chủ, đặt Stent đường mật trong u đường mật gây tắc mật và nếu nguyên nhân gây tắc đường mật là một khối u ác tính, có thể phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân tắc mật.

Lời khuyên thầy thuốc

Để phòng ngừa các nguy cơ mắc phải tình trạng tắc mật, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và có sự cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ. Nên tẩy giun định kỳ tối thiểu là 6 tháng một lần. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe... Có thời gian và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến gan hoặc đường tiêu hóa để tránh các biến chứng có thể gây ra tình trạng tắc đường mật với cơ thể. Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để phát hiện sớm bất thường ở đường mật.

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..

Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?

Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.

Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?

Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đậu được coi là một loại thực phẩm lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn đậu thường xuyên mỗi ngày có tác dụng không phải ai cũng biết.

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

Y tế - 20 giờ trước

Nỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Người phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Top