Người phụ nữ 46 tuổi ở Phú Thọ có 172 viên sỏi trong túi mật, cảnh báo thói quen nhiều phụ nữ Việt hay mắc phải
GĐXH – Trong quá trình mở túi mật của bệnh nhân, các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện có tổng cộng 172 viên sỏi bên trong.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cho biết, vừa qua, các bác sĩ của đơn vị này đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có 172 viên sỏi nằm trong túi mật.
Theo đó, bệnh nhân Đ.T.A (46 tuổi, trú tại Tu Vũ, huyện Thanh Thủy) được đưa đến viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải, cảm giác nóng rát. Bệnh nhân đã tự uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ.
Tình trạng đau bụng ngày càng tăng nên gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra.
Kết quả siêu âm cho thấy, bệnh nhân có sỏi túi mật, sỏi thận 2 bên, gan nhiễm mỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ xác định hình ảnh túi mật to, sỏi túi mật, gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm túi mật do sỏi túi mật.
Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Trong quá trình mở túi mật của bệnh nhân, các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện có tổng cộng 172 viên sỏi bên trong.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân đang được theo dõi, chăm sóc tại bệnh viện.
Sỏi túi mật là gì?
Theo các bác sĩ, sỏi mật là một trong những bệnh gan mật phổ biến do cholesterol và các thành phần khác trong túi mật kết tinh thành dạng tinh thể rắn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sỏi mật sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ai cũng có thể mắc phải sỏi mật, nhất là nữ giới ở độ tuổi 40 trở lên thường xuyên nhịn đói, giảm cân nhanh chóng. Hoặc người mắc một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột mạn tính hoặc có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật.
Bên cạnh đó, người có chế độ ăn giàu chất béo thừa cân hoặc béo phì, có lối sống ít vận động… cũng dễ mắc phải sỏi túi mật.
Sỏi mật thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ không rõ ràng nếu sỏi không làm tắc túi mật. Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột, thường xuất hiện ở bên phải, ngay dưới xương sườn, giữa hai bả vai hoặc ở vai phải; buồn nôn, nôn mửa; bồn chồn; đổ mồ hôi; mệt mỏi, sốt trên 38 độ kèm cảm giác rét run, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng viêm túi mật cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Để ngăn ngừa sỏi mật, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm tốt như dầu cá và dầu ô liu; tránh ăn tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh.
Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày để ngăn ngừa các bệnh làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật; không áp dụng các biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh; tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật, chẳng hạn như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt...
Ngoài ra, vì sỏi mật hình thành âm thầm, không có triệu chứng nên để phòng ngừa và phát hiện sớm, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật.
Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3?
Sống khỏe - 2 phút trướcThiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.
Điều gì xảy ra khi thêm đậu vào chế độ ăn hàng ngày?
Sống khỏe - 2 giờ trướcĐậu được coi là một loại thực phẩm lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn đậu thường xuyên mỗi ngày có tác dụng không phải ai cũng biết.
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng
Y tế - 16 giờ trướcNỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.
Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcNgười phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.
Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật
Sống khỏe - 21 giờ trướcTắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.
Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện
Sống khỏe - 1 ngày trướcRối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.