Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh cúm gia tăng ở Bắc Bộ: Chuyên gia chỉ cách chăm con mắc bệnh

Thứ ba, 08:30 06/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh thường lành tính, diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng dễ lây lan và có thể phát thành dịch lớn. Do đó, khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý…


Thăm khám cho trẻ mắc cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.     Ảnh: KC

Thăm khám cho trẻ mắc cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: KC

Chưa phát hiện chủng virus cúm mới

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, tình hình bệnh cúm tại nhiều địa phương đang có xu hướng tăng. Số trường hợp mắc bệnh cúm nhập viện đang gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối.

Theo ghi nhận tại một số bệnh viện ở Hà Nội cho thấy, số bệnh nhân nhiễm cúm mùa nhập viện trong khoảng 3 tuần trở lại đây đang có xu hướng gia tăng nhanh, thậm chí có bệnh viện lượng bệnh nhân mắc cúm mùa đến khám tăng vọt. Cụ thể, số trẻ mắc cúm nhập viện được ghi nhận rải rác ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Đống Đa, Hà Đông (Hà Nội)… Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã ghi nhận rải rác các ca mắc cúm A/H1N1 nhập viện, trong đó đã có những ca bệnh có biến chứng nặng. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, chỉ trong 3 tuần qua đã tiếp nhận hơn 1.000 trẻ mắc cúm đến khám, hơn 220 trẻ phải nhập viện điều trị nội trú. Do số ca mắc bệnh khá cao so với năm trước, Bệnh viện này đã xây dựng lưu đồ tiếp đón, phân loại người bệnh nghi ngờ cúm ở khu vực phòng khám...

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, virus cúm có 3 typ là A, B, C, trong đó cúm type A là type thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng virus có độc lực cao, sự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân type cúm (có thể tới 144 loại) như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…

“Trên thế giới, một số phân type cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1... Trong một vài năm trở lại đây, trên thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3 và H5N8. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng virus cúm là rất đáng quan tâm, các gene của virus cúm có thể tái tổ hợp để tạo thành các chủng virus cúm đe dọa cho sức khỏe con người”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Đại diện Bộ Y tế khẳng định, hiện chưa phát hiện chủng virus cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam. Đây là kết quả giám sát của hai trung tâm cúm quốc gia đặt tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM.

Những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ cúm tại nhà

Điều dưỡng viên Doãn Thúy Quỳnh – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi con mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sốt trên 38,5oC, cần nới rộng quần áo cho trẻ, chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Trong đó, nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được. Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt từ 38,5oC trở lên.

Khi vệ sinh đường hô hấp, cha mẹ cần lưu ý, dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn. Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch, lưu ý vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ, tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Với trẻ bị cúm, dinh dưỡng rất quan trọng, cần cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, như: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Để phòng lây nhiễm, cần cách ly trẻ tương đối, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy, mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ, tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió để tránh nhiễm lạnh.

Một vấn đề quan trọng là khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay? Theo điều dưỡng viên Doãn Thuý Quỳnh, khi trẻ có những biểu hiện sau: Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; co giật; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh; trẻ khó thở, thở nhanh…

Để phòng bệnh cúm, cần tiêm vaccine phòng cúm. Trẻ bị cúm phải được cách ly và người chăm sóc trẻ phải đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở điều trị tổ chức tốt công tác phân luồng khám bệnh; thu dung, cách ly, cấp cứu, thiết lập khu vực riêng để điều trị cho người bệnh cúm; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây chéo trong bệnh viện.

Bộ Y tế cũng yêu cầu ngành Y tế các địa phương phối hợp Sở GD& ĐT, Ban Quản lý các khu công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục vào đào tạo phát hiện sớm người mắc cúm; trong trường hợp cần thiết có thể cho người lao động, sinh viên, học sinh nghỉ làm, nghỉ học để cách ly điều trị tránh lây lan… Chuẩn bị đầy đủ, hỗ trợ kịp thời vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, khu vực cách ly để sẵn sàng thu dung điều trị và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh...

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 16 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top