Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa gia tăng tại các cơ sở Y tế
GiadinhNet - Thời gian gần đây, sự thay đổi của thời tiết nắng nóng là số lượng trẻ em đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tăng mạnh , đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Khoảng thời gian cuối tháng 4 – đầu tháng 5 là lúc thời tiết chuyển mùa: nắng nóng, độ ẩm cao,… luôn là thời điểm “lý tưởng” để các bệnh về tiêu hóa phát triển mạnh. Trong đó, trẻ em với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này nhất.
Tăng vọt số lượng bệnh nhi mắc bệnh tiêu hóa
Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, các cơ sở y tế tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam ghi nhận sự gia tăng các trường hợp trẻ em đến khám chữa bệnh về đường tiêu hóa. Các triệu chứng bệnh thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị hay ngộ độc thức ăn … Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng II, những căn bệnh về đường tiêu hóa thường bắt đầu từ những triệu chứng tưởng chừng đơn giản như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các bệnh đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh nhi mắc các bệnh về đường tiêu hóa gia tăng trong mùa hè
Chia sẻ về nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết: “Nguyên nhân thường gặp là do trời nóng, trẻ thích ăn nhiều thức ăn, thức uống lạnh, không rõ nguồn gốc trước cổng trường, dọc vỉa hè với mục đích “ăn cho mát”, nhiều nhất trong số đó vẫn là các loại kem bán rong không có thương hiệu, nước uống nhiều hóa chất, đá bào… không hợp vệ sinh”.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng mùa hè làm thực phẩm dễ bị ôi thiu, cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và lây lan. Đây cũng là một nguyên nhân khác gây ra các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em.

Công nghệ sản xuất kem siêu bẩn gây kinh hãi (ảnh chụp từ clip)
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn quà vặt
“Hiện nay, các bậc phụ huynh thường không kiểm soát việc ăn quà vặt của trẻ, nhất là khi trẻ đi học. Những loại kem không nhãn mác, những món nước uống, đá bào bày bán xung quanh khu vực trường học là những nguồn lây lan vi khuẩn và độc tố dễ dàng, nhanh chóng”, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu nhấn mạnh. Theo Cục An toàn thực phẩm, không ít trường hợp người buôn bán những món quà vặt này sử dụng nguyên liệu độc hại, các loại hóa chất không rõ nguồn gốc hay không được phép dùng trong chế biến thực phẩm nhằm tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa qui trình sản xuất.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần thận trọng hơn khi cho trẻ ăn quà vặt. “Cần chú ý chọn sản phẩm có nhãn mác uy tín, sử dụng nguyên liệu rõ nguồn gốc và được chế biến trong điều kiện đảm bảo vệ sinh, áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toán thực phẩm cho người sử dụng bên cạnh mùi vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn.” – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu chia sẻ.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 1 giờ trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏe - 3 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 7 giờ trướcĐau bụng kinh có thể khiến chị em mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với các cách đơn giản sau, bạn có thể cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả.

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm
Sống khỏe - 10 giờ trướcMì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 20 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.