Bệnh nhân ngộ độc Paraquat, bác sĩ cấp cứu ám ảnh suốt đời
GiadinhNet - Nếu các bệnh nhân mắc bệnh khác, giây phút cuối cuộc đời thường bị suy kiệt, mệt mỏi, hôn mê… thì với bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat, họ tỉnh táo đến khoảnh khắc cận kề cái chết. Điều này khiến các bác sĩ thực sự ám ảnh…

Một bệnh nhân ngộ độc Paraquat điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: TL
Chọn cách kết liễu cuộc đời vì lý do… lãng xẹt
Ngày 23/7, chỉ vì mâu thuẫn gia đình, chị P.T.N (38 tuổi, ở Hải Dương) đã uống một chai thuốc diệt cỏ chọn lọc Butachlor và một chai thuốc diệt cỏ Paraquat. 13h sau, người nhà chị N phát hiện và đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện tuyến huyện cấp cứu. Tại đây, chị N được xử trí rửa dạ dày, than hoạt tính sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong ngày 24/7. Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc, tình trạng bệnh nhân N rất nặng. Sáng 26/7, gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.
Một trường hợp khác cũng được đưa vào Trung tâm Chống độc vì ngộ độc Paraquat là chị T.T.H (42 tuổi, ở Hưng Yên). Sau khi to tiếng với bố đẻ, chị đã uống một chai thuốc diệt cỏ Paraquat để kết liễu cuộc đời. Người nhà phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu, chị H được điều trị tích cực và lọc máu nhưng tiên lượng thực sự khó khăn.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, hầu như ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận ít nhất 1 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Đáng chú ý, những ngày gần đây, số bệnh nhân tăng lên, có ngày 2-3 ca, cá biệt có đêm 5 ca cấp cứu.
“Đau lòng hơn khi có cả những phụ nữ đang mang thai cũng uống thuốc diệt cỏ tự tử. Trường hợp này không chỉ cướp đi tính mạng người mẹ mà còn tước đoạt mạng sống của thai nhi”, ThS Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Paraquat là chất kịch độc. Số người ngộ độc loại thuốc này vào Trung tâm Chống độc cấp cứu không ngừng tăng qua từng năm, từ 300 ca năm 2014 lên 350 ca 2015 và đến 2016 tăng lên 450 ca. Trong 4 ngày Tết Nguyên đán vừa qua, có tới 13 ca vào viện cấp cứu vì ngộ độc Paraquat. Nguyên nhân bởi nhiều lý do khác nhau như: Bức xúc chuyện gia đình; làm ăn thua lỗ, nợ nần; mâu thuẫn chuyện tình cảm nam nữ…
Những cái chết ám ảnh bác sĩ
BS Nguyễn Trung Nguyên cho hay, chất cực độc Paraquat vào cơ thể sẽ gây tổn thương tới đường tiêu hóa; nghiêm trọng hơn nữa là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Dù được điều trị tích cực, lọc máu, nhưng 70 - 90% bệnh nhân sẽ không thể qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ Paraquat trở lên.
Trường hợp bệnh nhân ngộ độc Paraquat may mắn thoát chết thì cũng bị di chứng nặng nề về phổi cùng các cơ quan nội tạng khác nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng lao động và hòa nhập cuộc sống. Bên cạnh đó, người bị ngộ độc Paraquat còn phải gánh chịu chi phí điều trị rất lớn, khi phải dùng nhiều loại thuốc thải độc và lọc máu trong thời gian dài.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, hiện Việt Nam và cả thế giới cũng chưa có biện pháp điều trị để cứu sống các bệnh nhân uống hóa chất diệt cỏ Paraquat. Cách điều trị hiện nay là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Đặc biệt, các bệnh nhân này dù sớm hay muộn cũng sẽ tiến triển đến suy hô hấp nhưng lại không thể điều trị bằng thở oxy vì khi đó sẽ sản sinh ra một loại chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn.
Với các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, cấp cứu những trường hợp ngộ độc Paraquat thường để lại những nỗi ám ảnh không dễ gì nguôi ngoai. TS Nguyễn Tiến Dũng (Trung tâm Chống độc) chia sẻ, các bác sĩ vô cùng đau lòng khi chứng kiến những ca tử vong do uống thuốc diệt cỏ. “Bệnh nhân đến viện trong tình trạng vẫn tỉnh táo hoàn toàn, ý thức rất rõ, chỉ đau họng, rát họng do chất Paraquat ăn mòn. Thế nhưng, bệnh nhân tỉnh táo cho đến lúc tử vong, trong tình trạng suy gan, suy thận, suy hô hấp, suy đa phủ tạng”, TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Với ngộ độc Paraquat, trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5-7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể chết do suy hô hấp. Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, trong khi các bệnh khác khiến bệnh nhân hôn mê, suy kiệt, mệt mỏi thì khi ngộ độc Paraquat, bệnh nhân rất tỉnh và chính các bác sĩ là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của họ, giây phút của đau đớn, vật vã đến lúc nhắm mắt. “Họ tỉnh đến lúc chết với hơi thở rít lên từng hồi. Đó là những hình ảnh rất xót xa, là nỗi ám ảnh đối với cả bác sĩ lẫn thân nhân người bệnh”, BS Nguyễn Trung Nguyên xót xa.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều người biết rõ mối nguy hại cực lớn của chất Paraquat đối với sức khỏe và tính mạng bản thân nhưng vẫn cố tình sử dụng chỉ vì nóng giận, thiếu kiểm soát bản thân. Ông chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn chất này được cấm càng sớm càng tốt bởi muộn ngày nào sẽ lại có thêm những ca tử vong”.
Để tuyên truyền, phòng trừ các trường hợp ngộ độc Paraquat, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã có những cảnh báo về độc tính cao của Paraquat đối với người dân. Nhà sản xuất cũng đã có giải pháp pha chế chất chỉ thị màu dễ nhận diện (thuốc bảo vệ thực vật có màu xanh lam (lục) đựng trong lọ nhựa; hoặc pha chế thêm chất kích nôn để khi uống vào nạn nhân sẽ nôn ra ngay; hoặc cho thêm chất có mùi khó chịu... Tuy nhiên, con số bệnh nhân ngộ độc, tử vong do Paraquat vẫn ngày càng tăng lên, mỗi năm có đến hàng nghìn ca.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, từ 8/2/2019, thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat sẽ bị loại ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Theo tính toán, khi loại bỏ được Paraquat, mỗi năm Việt Nam sẽ cứu được ít nhất 1.000 người tự tử bằng loại thuốc này.
Quỳnh An

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt
Y tế - 3 ngày trướcSáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành
Thời sự - 4 ngày trướcNhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Thời sự - 4 ngày trướcNgày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí
Y tế - 5 ngày trướcNhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 6 ngày trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 1 tuần trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tếGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.