Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào?

GiadinhNet - Trả lời về việc đảm bảo cho các bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú, TS.BS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bệnh viện đã chủ động trao đổi với các Sở Y tế các tỉnh, bác sĩ điều trị trực tiếp hướng dẫn người bệnh, phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 1.

Vừa khoanh vùng dập dịch nhanh vừa đảm bảo hiệu quả điều trị

5h30 ngày 7/5, sau khi phát hiện chùm ca bệnh, Bệnh viện K đã tiến hành phong tỏa toàn bộ cả 3 cơ sở. Trước việc phong tỏa này, nhiều bệnh nhân điều trị ngoại trú tỏ ra lo lắng, hoang mang về việc điều trị, bệnh viện đã có hướng dẫn, phương án cụ thể đối với những trường hợp này để không lỡ nhịp trong công tác điều trị bệnh.

Trả lời về vấn đề này, TS.BS Phạm Văn Bình (Phó Giám đốc Bệnh viện K) thông tin, để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tuân thủ đúng nguyên tắc phòng chống dịch, toàn bộ người bệnh ngoại trú không thể đến Bệnh viện K trong khoảng thời gian phong tỏa, bệnh viện đã chủ động lên kế hoạch cụ thể. Trước tiên là trao đổi với Sở Y tế các tỉnh, bác sỹ điều trị trực tiếp liên hệ hướng dẫn người bệnh và phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 3.

Bệnh viện K phong tỏa từ 5h30 ngày 7/5 vừa qua.

"Chúng tôi thực hiện đảm bảo đúng theo mục tiêu kép "Vừa khoanh vùng dập dịch nhanh chóng; vừa đảm bảo hiệu quả điều trị" cho tất cả người bệnh", TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K nói.

Riêng với những trường hợp những bệnh nhân đã trở về địa phương sau khi có lệnh phong tỏa, việc điều trị cũng được phía bệnh viện tính toán. Về vấn đề này, PGS.TS Lê Văn Hợi, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, với những người bệnh đã kết thúc đợt điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị, thì thường sẽ quay trở lại bệnh viện vào khoảng thời gian 2 tuần sau đó. Tùy vào diễn biến dịch bệnh bệnh viện có thể sẽ tiếp nhận nếu đã dỡ phong tỏa, hoạt động khám chữa bệnh trở lại hoặc hỗ trợ để người bệnh được điều trị tại cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất.

Ca bệnh nặng sẽ có phương án thế nào?

TS.BS Phạm Văn Bình nhấn mạnh, ngay khi ghi nhận ca dương tính vào ngày 7/5, bên cạnh công tác thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm triển khai đồng loạt nhiều giải pháp phòng chống dịch thì bệnh viện cũng đã có kế hoạch chuyển tất cả người bệnh nặng về điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực trong khu riêng biệt.

Đa phần người bệnh còn lại tại các khoa sức khỏe ổn định, mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc, điều trị cho người bệnh đang cách ly tại Bệnh viện K thời điểm này vẫn trong tầm kiểm soát.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 4.

Công tác phục vừa phục vụ người bệnh vừa chống dịch được Bệnh viện K ưu tiên.

Ngoài ra, PGS.TS Lê Văn Hợi - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện K cũng thông tin thêm về phương án điều trị, công tác hậu cần, bổ sung nhu yếu phần cần thiết cho gần 4000 người cách ly cũng được lên phương án cụ thể, rõ ràng.

"Chúng tôi đã nhanh chóng phối hợp với 2 đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tại Bệnh viện để hàng ngày chuẩn bị cung ứng đủ suất ăn đảm bảo dinh dưỡng 3 bữa trong ngày cho gần 4000 người đang cách ly tại bệnh viện. Toàn bộ thực phẩm trước khi được đưa vào chế biến đều được Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K test lấy mẫu", PGS.TS Lê Văn Hợi nói.

Bên cạnh đó, Bệnh viện phối hợp cùng các đơn vị để vận chuyển nhu yếu phẩm cần thiết như quần áo; khăn mặt; bàn chải; chiếu; mền... để phục vụ công tác cách ly dài ngày tại bệnh viện.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 5.

Công tác vận chuyển đồ dùng, vật tư... được kiểm soát nghiêm ngặt.

PGS.TS Lê Văn Hợi nhấn mạnh, dù trong thời điểm khó khăn khi toàn bệnh viện phải phong tỏa phục vụ công tác phòng chống dịch nhưng vẫn luôn cố gắng đảm bảo chăm sóc cho người bệnh và người nhà với điều kiện tốt nhất.

Từng buồng bệnh, từng khoa, từng tầng đều cách ly, tuy nhiên cơ sở vật chất tại cả 3 cơ sở của Bệnh viện K tại từng đơn vị điều trị đều đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người bệnh và người nhà hàng ngày: như bình tắm nước nóng/lạnh 24/24; nước uống bố trí sẵn tại khoa; tivi tại từng buồng bệnh... Tất cả nhu yếu phẩm sẽ được tiếp nhận và chuyển lên khoa với đội ngũ cán bộ chuyên trách và phun khử khuẩn trước khi được bàn giao.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 50 phút trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top