Bệnh ung thư Trần Lập mắc phải nguy hiểm đến mức nào?
GiadinhNet – Mới đây, thông tin về thủ lĩnh của ban nhạc Bức Tường – Trần Lập phải đối diện với căn bệnh ung thư đã khiến cộng đồng mạng sốc. Theo xác định ban đầu, Trần Lập mắc căn bệnh ung thư trực tràng.
Bệnh có tiên lượng tốt ở giai đoạn sớm
Trần Lập đã được chẩn đoán ung thư trực tràng. Sau khi làm việc với các bác sĩ, ngày mai (6/11), anh sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ và điều trị căn bệnh này.
Căn bệnh ung thư Trần Lập mắc phải có thực sự đáng sợ? Theo Ths Phi Thái Hà – BV Y học cổ truyền TƯ, ung thư đại – trực tràng là bệnh khối u ác tính xuất phát từ lòng hoặc thành đại trực tràng hoặc trực tràng. Bệnh ung thư này khá phổ biến, nam giới hay gặp hơn nữ giới và tăng dần theo tuổi.
Đây là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả.
Vì vậy, cần phát hiện khi ung thư còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư.
Biểu hiện của ung thư trực tràng là đi ngoài ra máu, lỏng, phân lẫn máu như máu cá, có khi nhiều máu, đau bụng. Bệnh nhân có thể đi ngoài lỏng ngày một hoặc nhiều lần, cũng có thể táo bón 2 hoặc hoặc 3 ngày đi ngoài một lần phân cứng hoặc phải rặn nhiều khi đại tiện, khuân phân có thể nhỏ hơn bình thường. Gầy sút là biểu hiện muộn, có thể chán ăn, buồn nôn.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu – Bệnh viện K cho rằng, chế độ dinh dưỡng ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, ít chất xơ gây táo bón…có liên quan đến ung thư đại – trực tràng.
Ngoài ra, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, phát từ polyp nhất là bệnh polyp gia đìn. Những người mắc các bệnh viêm đường ruột, viêm đại tràng kéo dài như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn nguy cơ cao.
Về việc điều trị, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn trong ung thư đại – trực tràng. Thông thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng các hạch lân cận. Sau phẫu thuật nếu có di căn hạch, người bệnh buộc phải sử dụng hóa chất.
Các hóa chất được sử dụng đều làm tăng thời gian sống thêm, giảm tỷ lệ tử vong. Xạ trị được chỉ định trong các trường hợp ung thư trực tràng đoạn giữa và đoạn thấp, khi mà khối u chiếm hơn một nửa lòng ống trực tràng hoặc dính, xâm lấn tổ chức xung quanh. Đối với các trường hợp không cắt bỏ được, tiến hành xạ trị với liều xạ cao và hóa trị đồng thời với xạ trị.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ung thư trực tràng tiến triển gồm các giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu, khối u chỉ giới hạn trong các lớp lót bên trong của trực tràng. Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc một phần nhỏ của trực tràng nơi ung thư nằm thường được áp dụng cho giai đoạn 0. Các bác sỹ cũng có thể xem xét việc xạ trị bên ngoài sau phẫu thuật
- Giai đoạn 1, khối u đã phá vỡ các lớp lót bên trong của trực tràng và đến thành cơ bắp, nhưng chưa phá vỡ nó. Điều trị bằng phẫu thuật để cắt bỏ khối u
- Giai đoạn 2, khối u đã phát triển qua lớp cơ và vào lớp ngoài của trực tràng hoặc vào các cơ quan hay các cấu trúc gần với ruột, chẳng hạn như bàng quang, tử cung hoặc tuyến tiền liệt…Ở giai đoạn này phải phẫu thuật để loại bỏ tất cả các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi ung thư kiểm soát bệnh. Đồng thời có thể xạ trị hoặc hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và làm cho quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn hoặc sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát
- Giai đoạn 3, khối u đã phát triển vào các lớp lót bên trong của trực tràng và ảnh hưởng đến 1-3 hạch bạch huyết gần, hoặc phát triển tới lớp niêm mạc trực tràng hoặc vào cấu trúc gần đó hoặc không phá vỡ niêm mạc trực tràng nhưng lây lan nhiều hạch bạch huyết gần đó hơn. Phương pháp điều trị cắt bỏ khối u. Xạ trị và hóa trị được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật.
- Giai đoạn 4, ung thư đã lan tới các phần khác của cơ thể, phổ biến nhất là gan hoặc phổi. Điều trị chính là hóa trị.
Khoảng 20% số bệnh nhân dự kiến phải cắt bỏ trực tràng và hậu môn có thể bảo tồn được hậu môn sau hóa xạ trị trước mổ.
Trường hợp ung thư trực tràng lan rộng tại chỗ, không còn phẫu thuật được, xạ trị chỉ còn mang tính chất điều trị giảm nhẹ.
Tuy nhiên so với các ung thư đường tiêu hóa, ung thư trực tràng vẫn được coi là ung thư ưu tiên chữa khỏi. Bởi vậy, để phát hiện sớm và chữa khỏi ung thư đại tràng thì cách tốt nhất là nội soi đại tràng toàn bộ, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại - trực tràng như trên.
Trần Lập sẽ phẫu thuật vào ngày mai
Trước đó, tối 4/11, trên trang Facebook cá nhân của mình, Trần Lập đã bất ngờ chia sẻ thông tin về việc mình bị ung thư. Anh cho biết không hiểu sao lại đón nhận tin sét đánh này rất bình tĩnh dù quá bất ngờ và không thể tin vào tai mình.
Ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập viết: "Ung thư, không hiểu sao mình đón cái tin sét đánh này rất bình tĩnh dù quá bất ngờ, dù không thể tin vào tai. Bác sĩ giáo sư đã nhẹ nhàng gọi hai vợ chồng mình để thẳng thắn thông báo. Mình thích thế, không giấu diếm kiểu phim sến sủng ủy mị. May quá bà xã mình vẫn vững vàng. Dù sao thì cũng đã phác ra hướng phẫu thuật ngay còn kịp".
Tuy thế, Trần Lập cũng không giấu giếm tâm trạng lo âu ngổn ngang trước bao suy nghĩ và câu hỏi ập tới khi đón nhận hung tin này.
Anh nói: “Mình ra về chuẩn bị tâm thế đối diện vụ này. Nhưng lúc ngồi trên xe nhắn tin cho vài anh em thấy tay run quá. Có những cú gọi lại mà hít hơi nén sâu vài nhịp mới nói rõ ràng được. Đúng là cuộc đời que diêm trước gió ai biết được. Trong cuốn “Bên kia Bức Tường” mình có đôi ba lần nhắc tới chuyện đã suýt trở thành người lính. Đúng là mình chưa từng là lính, chỉ là một người con của lính và đã đến lúc phải chiến đấu thật sự rồi. Bắt đầu kể từ lúc này”.
Hiện tại, theo chia sẻ của Trần Lập anh đang chờ xét nghiệm chuẩn bị cho ca mổ ngày 6/11.
P.Thuận/ Báo Gia đình & Xã hội

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.