Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cải tiến quy trình khám chữa bệnh giúp giảm tải bệnh viện

Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh nội trú với 8 phòng chức năng, 28 chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 38 phòng khám bệnh ngoại trú.

Những năm qua, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP. Hồ Chí Minh) đã có nhiều nỗ lực, không ngừng cải tiến quy trình, đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân Thành phố. Trung bình, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị từ 1.500 đến 2.000 lượt bệnh nhân.

Hiện nay, Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật y học như phẫu thuật sọ não, phẫu thuật gan mật bằng nội soi. Đặc biệt, kỹ thuật nội soi tán sỏi thủy lực, cắt túi mật nội soi, phẫu thuật Whipple nội soi trong điều trị ung thư đầu tụy, phẫu thuật cắt gan trong điều trị ung thư gan, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật chỉnh hình cột sống, phẫu thuật tạo hình bỏng, lọc máu liên tục (CRRT), chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng (PD) trong điều trị suy thận… Để thực hiện những kỹ thuật cao, Bệnh viện đã đầu tư máy CT Scanner xoắn ốc, hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI), Xquang kỹ thuật số, siêu âm màu 3D, máy thận nhân tạo, máy thở cao cấp, thiết bị phẫu thuật sội soi, hệ thống xét nghiệm hiện đại… tất cả vì mục tiêu tiếp cận nhanh, chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân mà thời gian trước khi triển khai Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế về cải cách thủ tục hành chính trong cải tiến quy trình khám bệnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương thường xuyên quá tải.

Bác sỹ Lê Thanh Chiến, Giám đốc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cho biết, trước khi cải tiến Bệnh viện có 24 buồng khám bệnh, thường xuyên quá tải ở các phòng khám chuyên khoa; bộ phận tiếp nhận bệnh nhân gồm ba khâu  riêng  biệt: tiếp nhận sổ khám bệnh, trình thẻ bảo hiểm y tế và lấy số thứ tự vào phòng khám; bác sỹ kê đơn viết tay sau đó điều dưỡng xem và nhập máy vi tính; phiếu chỉ định cận lâm sàng, giấy chuyển viện viết tay; phần mềm kê đơn chưa hoàn thiện; bệnh án ngoại trú viết tay... Trước yêu cầu bức thiết, cải tiến quy trình khám bệnh, giảm phiền hà cho người  bệnh,  Bệnh  viện  Cấp  cứu  Trưng Vương là  một trong những bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong nghiên cứu về quy trình khám, chữa bệnh và triển khai nhiều biện pháp nhằm cải tiến quy trình khám, chữa bệnh. Bệnh viện đã đầu tư cải tạo Khoa Khám bệnh để thực hiện quy trình khám bệnh theo quy định của Quyết định 1313: cải tạo lại khu vực tiếp đón người bệnh, bố trí 20 quầy phát số, tiếp nhận, thu phí, trả thẻ bảo hiểm y tế, phát thuốc; bố trí

28 buồng khám với đủ các chuyên khoa buồng lấy máu và bệnh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, nội soi, Xquang, đo điện tim). Nhiều văn bản, quy định mới của Bệnh viện được ban hành nhằm cải tiến thủ tục hành chính như: quy trình khám chữa bệnh; quy định phối hợp hoạt động giữa Khoa Khám bệnh và các khoa trong Bệnh viện; quy định thực hiện chế độ ưu tiên trong khám bệnh.

Nhờ vậy, nhiều cải tiến đã được thiết lập tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng  Vương: Khu tiếp đón có đủ ghế ngồi, thoáng mát; có bàn và nhân viên hướng dẫn đón tiếp; có treo bảng quy trình khám bệnh, công khai bảng giá viện phí; bộ phận lấy bệnh phẩm được bố trí gần khu khám bệnh, trả kết quả xét nghiệm tại phòng khám; số bàn khám tăng; phát số chờ khám và không thu tiền tạm ứng; bệnh nhân không phải tự phô tô tài liệu, giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế... Thủ tục hành chính cũng đã được cải tiến: Bệnh viện tiến hành tiếp nhận đăng ký khám bệnh qua tổng đài 1080 để giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân; thực hiện lấy và gọi số tự động để phục vụ  bệnh  nhân có bảo hiểm và không bảo hiểm y tế; kết hợp 3 khâu tiếp nhận sổ khám bệnh, trình thẻ bảo hiểm y tế và lấy số thứ tự vào phòng khám; bác sỹ kê đơn và in đơn thuốc, bỏ qua giai đoạn duyệt toa thuốc, đặc biệt, phần mềm toa thuốc có cải tiến như sao chép toa thuốc, xem lại bệnh sử và toa thuốc cũ; xây dựng bộ xét nghiệm phục vụ chẩn đoán; bệnh án điện tử được triển khai với phiếu chỉ định cận lâm sàng, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ, biểu mẫu được in trực tiếp từ máy tính.

Bệnh viện Cấp cứu Trưng  Vương có 1.100 cán bộ nhân viên, trong đó 1/4 cán bộ chuyên môn là Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sỹ chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cán bộ có trình độ đại học. Các chuyên khoa có thế mạnh của Bệnh viện là: phẫu thuật cắt gan, túi mật, dạ dày, đại tràng, tụy; tán sỏi bằng thủy lực  qua nội soi; phẫu thuật điều trị các bệnh lý niệu khoa, lồng ngực -  mạch  máu, tuyến giáp, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp, chỉnh hình cột sống, phẫu thuật sọ não.

BS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, cho biết: “Để phục vụ tốt cho bệnh nhân, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các khoa, phòng. Nhờ đó, đơn vị đã quản lý toàn bộ dữ liệu thông tin về bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần nhập thông tin một lần và thông tin này được sử dụng suốt quá trình khám bệnh, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, cấp thuốc, thanh toán viện phí. Khi rút ngắn được thời gian khám bệnh sẽ tránh được nhiều phiền hà cho người bệnh”. Ngoài ra, Bệnh viện đã lắp camera tại khu tiếp nhận, sảnh chờ và thiết lập hệ thống cung cấp internet miễn phí.

Chia sẻ quá trình đến khám bệnh tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, bệnh nhân Trần Thị Ngọc Bé, ngụ tại quận Tân Bình cho biết: "Đi khám bệnh ở đây không phải chờ đợi lâu như nhiều bệnh viện khác. Ở bệnh viện này, mình có thể đăng ký bằng điện thoại trước rồi đến khám, không phải chen chúc chờ đợi. Hơn nữa, những thông tin của bệnh nhân được Bệnh viện lưu giữ vào hệ thống máy tính nên khi đi khám lại không mất thời gian khai lại từ đầu”.

Nhờ cải tiến mà thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh khám lâm sàng giảm còn 1 giờ 4 phút; khám có làm thêm 1 xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng là 2 giờ 8 phút; khám lâm sàng có làm thêm 2 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng là 2 giờ 52 phút; khám có làm thêm 3 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm  dò chức năng là 3 giờ 10 phút.

Theo TTTTGDSK Trung ương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top