Bệnh viện tự chủ tài chính: Giám sát chặt, kiểm tra chéo nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân
GiadinhNet - Một trong những chủ trương lớn của Bộ Y tế là khuyến khích các bệnh viện công lập tuyến Trung ương và tuyến tỉnh thực hiện tự chủ về tài chính để tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh, tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. TPHCM, Hà Nội là hai địa phương mạnh dạn đi đầu trong vấn đề này. Tuy nhiên, việc tự chủ không phải là một sớm một chiều có thể làm ngay.

Chăm sóc hậu phẫu một bệnh nhi bị tim bẩm sinh phức tạp, chào đời chỉ được 1,4kg tại Bệnh viện Tim Hà Nội - một trong những bệnh viện tự chủ tài chính của Hà Nội. Ảnh: PV
Nhiều bệnh viện tự chủ hoàn toàn tài chính
Một số tỉnh, thành phố đã tiến hành trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị y tế công. Tại TPHCM, PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, với 51/55 bệnh viện công lập trực thuộc quản lý sở y tế tham gia tự chủ tài chính đã giúp ngân sách thành phố tiết kiệm hơn 1.500 tỷ đồng/năm. Các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến quận, huyện đã chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để thu hút bệnh nhân.
Còn tại Hà Nội, từ đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội đã giao tự chủ tài chính cho thêm 3 đơn vị của ngành Y tế, gồm: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Trước đó, từ cách đây nhiều năm, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai đã thực hiện tự chủ.
TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội cho biết, năm 2018, thành phố tiếp tục giao cho 29 bệnh viện công lập triển khai tự chủ. Nếu hoàn thành đúng kế hoạch, đúng tiến độ sẽ có 34/41 bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố thực hiện tự chủ tài chính. Chỉ còn lại 7 bệnh viện (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện 09, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức và Bệnh viện Phục hồi chức năng) không thực hiện tự chủ do đặc thù điều trị, chữa các bệnh xã hội như: Lao, tâm thần, HIV/AIDS...
Những khó khăn
“Thực tế cho thấy, khi thực hiện việc tự chủ, dù rất cố gắng nhưng nhiều bệnh viện gặp không ít khó khăn. Theo quy định, các bệnh viện phải tự chủ được 90% việc chi thường xuyên và nếu áp theo quy định này, hiện chỉ có 8 bệnh viện có thể thực hiện tốt việc tự chủ”, TS Nguyễn Khắc Hiền cho biết.
Gần 7h sáng, khu khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã có rất đông người chờ. Hàng ngày, bệnh viện này tiếp nhận tới gần 2.000 bệnh nhân tới khám và điều trị. Với lợi thế là bệnh viện có tên tuổi, cơ sở vật chất khang trang, nằm giữa trung tâm Thủ đô, đội ngũ bác sĩ có trình độ, lượng bệnh nhân đông “đáng mơ” nhưng TS Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện vẫn trăn trở những áp lực về việc phải “cân đo” các khoản thu - chi. “Thu cao thì sợ bệnh nhân “chạy mất”, mà thu thấp thì không đủ bù chi, không đủ để "nuôi quân”, TS Nguyễn Đình Hưng băn khoăn.
Bệnh viện lớn của Thủ đô đã khó khăn, đối với một số bệnh viện tuyến huyện càng khó khăn gấp bội. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội), trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600 bệnh nhân đến khám và điều trị. So với bệnh viện tuyến huyện khác, số lượng bệnh nhân này không hề ít nhưng lãnh đạo viện này vẫn cho rằng: Thu không đủ chi. Ông Đặng Trần Chiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, nên bệnh viện khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao. Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ về thách thức quẩn quanh với các bệnh viện tuyến huyện ở Hà Nội: Cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp trong khi người bệnh có tâm lý thích “vượt tuyến” nên viện sẽ khó “giữ chân”. Mà không có bệnh nhân, bệnh viện cũng không có nguồn thu để trả lương và “giữ chân” bác sĩ…
Tại TPHCM, theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, khi tự chủ tài chính nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng “chới với” do chưa có sự nhanh nhạy, thích nghi kịp thời. Lãnh đạo các bệnh viện công lập thường là các bác sĩ có trình độ y tế cao nhưng thiếu kinh nghiệm làm kinh tế, quản lý tài chính nên chưa có chính sách thay đổi mạnh mẽ. Điều này đã khiến các bệnh viện gặp khó khăn về tài chính và “chảy máu” chất xám. Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cảnh báo tình trạng bác sĩ giỏi nghỉ việc ở bệnh viện công để làm việc ở các cơ sở y tế tư nhân thời gian tới sẽ tiếp diễn.
Tự chủ tài chính để cạnh tranh lành mạnh, tất cả vì người bệnh
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, Bộ khuyến khích các bệnh viện công lập tuyến Trung ương và tuyến tỉnh thực hiện tự chủ về tài chính để tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh, tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
TS Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh, việc giao tự chủ cho bệnh viện không có nghĩa là để các bệnh viện “tự bơi”, mà Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để các bệnh viện phát triển phù hợp với cơ chế thị trường. Riêng với những bệnh viện tuyến dưới, những bệnh viện còn khó khăn về nguồn thu, chưa thể tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, Sở Y tế sẽ đề xuất với UBND TP Hà Nội cấp bù từ ngân sách cho phần chi thường xuyên thiếu hụt.
Nhiều chuyên gia khẳng định, để thu hút người bệnh, bệnh viện phải tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ, coi đây là con đường bền vững, lâu dài, song, không phải bệnh viện nào cũng “theo” được. Vì thế xuất hiện nỗi lo khi đứng trước áp lực tự chủ, vận hành theo kiểu “lời ăn, lỗ chịu”, các bệnh viện sẽ thu hút bệnh nhân bằng những “chiêu thức” khác nhau, trong đó có chuyện lạm dụng kỹ thuật cao để “moi tiền” bệnh nhân.
TS Nguyễn Khắc Hiền chia sẻ, khi được giao quyền tự chủ về tài chính sẽ khó tránh trường hợp bệnh viện lấy chi phí từ dịch vụ bù đắp cho các hoạt động và xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, việc giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công không có nghĩa là bệnh viện muốn làm gì thì làm. Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như sự hài hòa lợi ích của bệnh viện, trong thời gian tới, Sở Y tế TP Hà Nội sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động của bệnh viện, thực hiện cơ chế kiểm soát chéo giữa người bệnh và bệnh viện. Nếu phát hiện sai phạm, lập tức có chế tài xử phạt nghiêm minh và công tâm để làm sao cùng với việc bệnh viện đòi hỏi người bệnh trả phí cao, người bệnh cũng có quyền yêu cầu ngành Y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và thái độ phục vụ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2018, một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Y tế đặt ra là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính y tế, mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, hình thành mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích.
Nguồn ngân sách trước đây dành cho bệnh viện công được chuyển sang tăng cường cho y tế dự phòng, phòng bệnh cho cộng đồng và đầu tư cho một số chuyên ngành không có nguồn thu như: Phong, lao, tâm thần. Được biết, đến hết năm 2017, có 24% bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã tự chủ tài chính, 69% đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên, mỗi năm tiết kiệm cả nghìn tỉ đồng cho ngân sách.
Thu Nguyên

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 5 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.