Béo phì dần bắt kịp thuốc lá trong bảng xếp hạng nguyên nhân gây ung thư
Dù hút thuốc lá vẫn đang duy trì vị trí đầu bảng, nhưng số người hút thuốc và chẩn đoán ung thư liên quan đến hút thuốc đang có dấu hiệu giảm, trong khi với béo phì ngày một gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh đang ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội, mới đây các chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (CRUK) đã đưa ra lời cảnh báo rằng, béo phì đang dần bắt kịp hút thuốc lá để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Theo các chuyên gia, dù hút thuốc lá vẫn đang duy trì vị trí đầu bảng, nhưng số người hút thuốc và chẩn đoán ung thư liên quan đến hút thuốc đang có dấu hiệu giảm, trong khi chẩn đoán ung thư liên quan đến béo phì ngày một gia tăng.

Theo các chuyên gia của CRUK, béo phì ngày càng có liên quan nhiều hơn đến các ca mắc mới ung thư đường ruột, ung thư thận, ung thư buồng trứng, ung thư gan so với thuốc lá. Thống kê của CRUK cho thấy thừa cân, béo phì gây ra nhiều hơn so với hút thuốc lá khoảng 1.900 trường hợp ung thư đường ruột, hơn 1.400 trường hợp ung thư thận, 460 trường hợp ung thư buồng trứng và 180 trường hợp ung thư gan mỗi năm.
Chỉ tính riêng ở Vương quốc Anh, số người bị thừa cân ở mức nguy hiểm rơi vào khoảng 13,4 triệu, so với những người hút thuốc, hiện đang ở mức khoảng 6,3 triệu. Ngoài ra, gần 1/3 người Anh trưởng thành hiện được phân loại vào nhóm béo phì. CRUK thông tin thêm rằng, cứ 10 trẻ em ở Anh thì có một trẻ bị béo phì trước khi chúng lên 5 tuổi.
Còn ở nước ta, Theo Fitch Solutions Macro Research, từ năm 2010 đến 2014, Việt Nam có tỷ lệ người béo phì tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với 38%. Xếp sau là Indonesia với mức tăng 33%. Tỉ lệ béo phì ở Việt Nam năm 2016 ở mức 2,4% đối với nhóm người 5-19 tuổi và 2,1% với người trưởng thành (trên 18 tuổi). Như vậy, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ thừa cân, béo phì, đặc biệt là trẻ em ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở nước ta.
Bà Michelle Mitchell, giám đốc điều hành của CRUK, cho biết: "Trẻ em của chúng tôi có thể không hút thuốc nhưng chúng tôi lại đang đạt mức cao kỷ lục về bệnh béo phì ở lứa tuổi này".
Theo bà Mitchell, bằng chứng khoa học hiện tại đã chỉ ra rằng, béo phì có thể là nguyên nhân chính hoặc góp phần gây ra 13 loại ung thư. Tuy nhiên cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để tìm ra cơ chế cụ thể, mà cơ thể thừa mỡ có thể dẫn đến ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Với riêng người trưởng thành, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cần dựa vào chỉ số BMI - tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét). Một người trưởng thành khỏe mạnh, có dinh dưỡng hợp lý, BMI trong khoảng từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 là béo phì.
Theo Dân trí

Người phụ nữ 33 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ chỉ rõ sai lầm khi dùng thuốc tránh thai
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 33 tuổi. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết đang sử dụng thuốc tránh thai được khoảng 3 tháng.

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

5 cách dùng hoa nhài làm trà tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 3 giờ trướcHoa nhài một loài hoa tinh khôi, có mùi thơm quyến rũ, khi được sử dụng dưới dạng trà không chỉ là một thức uống quen thuộc, dân dã mà còn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage
Sống khỏe - 8 giờ trướcMassage giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nếu không cẩn trọng. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân an toàn.

Lợi ích của Matcha đối với sức khoẻ con người
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Matcha, loại bột trà xanh tinh túy từ lá trà non được xay nhuyễn, đang ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam nhờ hương vị độc đáo và những lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Không chỉ là một xu hướng ẩm thực, matcha còn được khoa học chứng minh là “người bạn đồng hành” lý tưởng trong việc chăm sóc cơ thể.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?
Sống khỏe - 11 giờ trướcĐối với người mắc cúm A, sau khi hết sốt, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là nên tập ở cường độ thấp, tập chậm để giúp cơ thể phục hồi…

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.