Bí ẩn chùa xưa, giếng cổ nơi suýt thành Hồng Kông của Việt Nam
GiadinhNet - Tôi còn nhớ cách đây hơn 30 năm, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có cuốn tiểu thuyết “Cù Lao Chàm” gây xôn xao dư luận bạn đọc về cách làm ăn mới trong thời điểm trước thời kỳ đổi mới. Và địa danh Cù Lao Chàm đã được ông lấy làm bối cảnh. Vì thế có một “Cù Lao Chàm” hoang sơ với những con người mộc mạc ám ảnh tôi từ ngày ấy. Cho đến gần đây vào dự trại viết văn ở Đà Nẵng, tôi mới có dịp cùng bạn bè đồng nghiệp có một ngày ở Cù Lao Chàm thật thú vị bởi những bí ẩn xung quanh hòn đảo này.

Suýt thành… Hồng Kông của Việt Nam
Xe du lịch đón chúng tôi ở nhà sáng tác từ sáng sớm, chạy một vòng quanh thành phố Đà Nẵng đón thêm mấy người nữa và thẳng ra Cửa Đại lúc 8 giờ sáng. Chúng tôi được phát vé và xuống ca nô cao tốc có áo phao cứu sinh. Đặc biệt hướng dẫn viên người nào da cũng đen cháy rất niềm nở và không quên dặn câu cửa miệng là: Xin mời Quý khách bỏ các thứ cần dùng vào túi vải chứ không được mang theo túy ni-lon”. Thì ra ở Cù Lao Chàm có một quy định rất nghiêm ngặt là khách du lịch và người dân trên đảo không được dùng túi ni lon vì đây là sản phẩm tái tạo nhựa không thể tiêu hủy được, mặc dù ở Cù Lao Chàm đã có con tàu giá nữa tỷ cách đây mấy năm, chở rác từ đảo vào đất liền.
Sau khoảng 20 phút, ca nô cao tốc chạy từ bến tàu Cửa Đại đã cập cầu cảng Cù Lao Chàm. Sau tôi mới biết từ đất liền ra đến Cù Lao Chàm khoảng 15 hải lý. Do vị trí cách Hội An không xa và thẳng góc một đường chiếu nên Cù Lao Chàm còn được gọi là “bình phong” che trước thương cảng Hội An...

Trong “Phủ biên tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết: “Phủ Thăng Hoa ở ngoài biển Cửa Đại Chiêm có núi to gọi là Cù Lao Chàm, ba ngọn nối nhau, hai ngọn lớn và xanh tốt, có dân cư ruộng nương… chạy từ bờ ra đó cách chừng hai canh thì đến, còn sách Đại Nam nhất thống chí” thì ghi lại cụ thể hơn:“Cách huyện Duyên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưỡng giữa biển có đảo Ngọa Long. Cũng gọi là hòn Cù Lao, có tên nữa là Tiềm Bút, tên cũ là Chiêm Bất Lao. Dân phường Tân Hợp ở phía Nam núi, riêng đất trên núi có thể cấy cày, thuyền bè nước ta thì trong núi này làm chứng đi về đều đậu ở đây để lấy củi nước. Như vậy, Cù Lao Chàm xuất hiện ở đây mấy trăm năm và tên Cù Lao Chàm, nay là xã Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An có nguồn gốc từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn. Cù Lao Chàm gắn với hình thành phát triển đô thị Hội An, ở đây còn lưu giữ dấu vết văn hóa Chăm và Sa Huỳnh, Đại Việt.

Lại nhớ có lần nói chuyện với nhà văn Thái Bá Lợi người đã có cuốn tiểu thuyết lịch sử “Minh Sư” khá nổi tiếng. Ông cho tôi biết: Bàn về lịch sử vùng đất này nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân cho rằng: Cù Lao Chàm suýt nữa trở thành một Hồng Kông. Chả là năm 1773, ba chiến hạm lớn của Đặc mệnh toàn quyền Anh Mesathay bỏ neo tại cảng Đà Nẵng trong một tháng. Phái bộ Anh đã cử đoàn đi khảo sát Cù Lao Chàm và có tường trình kỹ về quần đảo này. Năm 1804 và sau đó năm 1821, người Anh nhiều lần xin các vua nhà Nguyễn cho phép xây dựng ở đấy một căn cứ kinh tế để dễ bề tiếp xúc với thương buôn Quảng Châu và các quốc gia khác. Đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra (1839 – 1942) và kết thúc là hiệp ước Nam Kinh đã giúp người Anh có được Hồng Kong. Vì vậy vấn đề buôn bán tại Cù Lao Chàm không được đặt ra nữa. Thế mới biết Cù Lao Chàm có một vị trí quan trọng thu hút sự quan tâm đặc biệt của người nước ngoài như thế nào, không chỉ bây giờ mà còn trong quá khứ. Gần đây qua các di chỉ của khảo cổ học, các hiện vật quý như tiền cổ, gốm Slam, nền tháp Chăm … mới biết trong quá khứ Cù Lao Chàm là nơi tiếp xúc giao thông với người nước ngoài.
Bí ẩn về giếng cổ có nước “cầu tình duyên”

Cù Lao Chàm có khá nhiều điều bí ẩn mà một trong số đó là bí mật giếng cổ. Đó là giếng Xóm Cấm. Đây là giếng cổ Chăm có nước ngọt duy nhất ở vùng đất này. Người dân đã thử đào giếng ở nơi khác tuy nhiên đều không tìm được mạch nước ngọt. Cấu trúc giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm ở Hội An. Giếng có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình vuông, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có môt trụ vuông. Diện tích khuôn giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m, lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, xây theo kiểu vành khăn, độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m.
Ngay tại giếng cổ này, tôi đã bất ngờ gặp nhiều cặp trai gái khách du lịch dừng lại rất lâu và chia cho nhau từng ngụm nước ngọt được múc lên từ đó. Thì ra, ở đây còn lưu truyền câu chuyện uống nước giếng cổ Cù Lao Chàm để cầu tình duyên. Theo huyền tích này, với những người chưa có người yêu thì con trai uống 7 ngụm nước, con gái uống 9 ngụm nước thì tình yêu sẽ đến(?!). Thậm chí, có cả huyền tích rằng, uống nước giếng còn có thể sinh con theo ý muốn. Tất nhiên, đây vẫn là những điều lưu truyền trong dân gian, không có cơ sở khoa học nào cả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nguồn nước ở giếng nước ngọt độc nhất trên hòn đảo này rất tốt. Bởi, theo kinh nghiêm của người dân nơi thì khi người ra Cù Lao Chàm bị say sóng thì lấy nước giếng này nấu với loại lá rừng ở đây (mà chỉ người dân địa phương mới biết), khi uống vào hết say sóng. Mặc dù chưa có công trình khoa học nào tổ chức xác định niên đại của giếng song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng giếng xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây trên 200 năm… Những bí ẩn về giếng cổ này cũng đã được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm nay.
Huyền tích về ngôi chùa cổ
Điều bí ẩn thứ hai ở Cù Lao Chàm mà trước khi ra đây tôi được nghe là chùa Hải Tạng. Chính nhà văn Thái Bá Lợi trong cuốn tiểu thuyết “Câu chuyện Đà Nẵng” mới đây nhất của ông đã dành một số trang viết của ông để kể về đôi tình nhân ở đất liền ra Cù Lao Chàm tá túc ở ngôi chùa có nhiều huyền thoại này. Ở chợ Tân Hiệp trên cù lao có một đội xe ôm nghiệp dư. Họ trước đây là dân đánh cá biển chuyên đi đánh bắt các loại đặc sản biển như tôm hùm, ốc vú nàng và cua đá - những loại thực phẩm bổ dưỡng chỉ có ở các rạn san hô. Gần đây, để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển đặc biệt đã được UNESCO công nhận này nên chính quyền cấm đánh bắt, họ chuyến sang làm nghề xe ôm. Chỉ với cuốc xe ôm 100.000 đồng trong khoảng một giờ họ sẽ dẫn du khách đi hết 7 điểm du lịch cần đến trên Cù Lao Chàm trong đó có chùa Hải Tạng.
Từ bãi Làng trên đảo hòn Lao men theo những con đường ngoằn ngoèo dài chừng 300m là đến Xóm Cấm, nơi có chùa Hải Tạng uy nghi cổ kính. Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi tọa lạc hiện nay khoảng 200m. Sau đó, do bị bão gió hư hại nặng, để tiện cho các tín đồ là ngư dân trên đảo và thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cung kính cầu xin thuận lợi làm ăn buôn bán nên đến năm Tự Đức nguyên niên 1848, tức là 90 năm sau, chùa được dời về đây tôn tạo lại khang trang hơn. Ở vị trí phong thủy lý tưởng này, chùa Hải Tạng tọa lạc ngay chân núi phía Tây hòn Lao, nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thế hòn xôi án ngự, phía trước “minh đường” là thung lũng nhỏ với cánh đồng lúa duy nhất ở Cù Lao Chàm. Xung quanh câu chuyện xây chùa có nhiều huyền thoại bí ẩn. Bác xe ôm cho tôi biết: Tương truyền các cây cột chùa được vận chuyển từ ngoài Bắc vào làm một chùa nào đó ở trong Nam. Nhưng khi đi ngang qua Cù Lao Chàm, trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng mai thuyền tiếp tục lên đường nhưng thật lạ, biển tự nhiên dậy sóng, thuyền cứ xoay tròn lòng vòng không đi được ra khỏi Cù Lao Chàm, sau đó có người biết phong thủy, lý số ở trong đoàn lên cúng, xin âm dương thì cho hay số gỗ này không được đem đi mà phải để lại dựng chùa ở nơi này. Vì thế chùa dựng nên lấy tên là Hải Tạng. Ngay cả tên chữ Hải Tạng của ngôi chùa cũng mang một hàm ý đẹp: Kinh tạng của nhà Phật. Tên Hải Tạng còn được lý giải: Hải là biển, Tạng là Tam tạng kinh điển – Với ý nghĩa đó chùa Hải Tạng là nơi hội tụ Kinh Tam tạng mênh mông cho biển cả. Phía trước chùa có tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen giữa lòng hồ sen nhỏ, mặt hướng về biển Đông như che chở cho cuộc sống an lành của người dân nơi đây. Đây là ngôi cổ tự biểu tượng bằng kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo tiêu biểu cho vùng đất linh thiêng nằm ở phía Đông Tổ Quốc…
Nơi duy nhất đan võng… ngô đồng

Đến Cù Lao Chàm, tôi còn bất ngờ được biết có một dấu ấn văn hóa của xứ đảo này đó là nghề đan võng ngô đồng truyền thống. Võng ngô đồng là thứ võng đặc biệt kể cả từ chất liệu đến công phu đan lát. Sợi đay xe lại của võng được làm từ sợi của thân cây ngô đồng chỉ mọc trên những mỏm núi cao vách đá cheo leo, mặc cho gió to bão lớn, rễ cây vẫn bám chắc vào đá, thân cây luôn dẻo dai vươn thẳng mình như thách thức với sự khắc nghiệt với đại dương. Muốn đan được võng, người dân phải đốn cây ngô đồng còn non phải bằng nửa cổ tay người trưởng thành, không chọn cây lớn và già vì khi tước lấy manh đồng sẽ bị xơ, tưa và đứt từng khúc. Cây ngô đồng được đưa về đập ra, dùng tay tước vỏ cứng và lấy sợi màu trắng đục, gọi là manh đồng. Những sợi manh đồng này sẽ được ngâm trong nước khoảng vài ngày rồi mang đi giặt cho sạch và trắng rồi đem ra phơi nắng thật khô. Đến khi chuyển thành màu trắng ngà tinh và có độ óng là lúc xơ có độ bền đẹp để đan võng.
Đan võng ngô đồng rất khó, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ kiên trì và cả tình yêu bền bỉ gửi gắm vào từng đường se mũi đan, phải miệt mài ngồi nhiều giờ mỗi ngày cẩn thận xe lại từng múi rồi bện lại thành nhiều đốt. Chính vì vậy đan xong một cái võng phải mất gần hai tháng ròng rã. Võng ngô đồng không chỉ êm bền mà nghe dân ở đây nói còn chữa được bệnh đau lưng giãn cột sống vì vỏ cây ngô đồng có chất hóa học gì đó đã thấm vào da người và thư giản có hiệu quả. Giá mỗi chiếc võng ở đây từ 5 đến 7 triệu đồng, chủ yếu bán cho khách du lịch. Nhưng nghề đan võng ngô đồng mai một dần, hiện chỉ còn sót lại vài người tuổi già như bà Lê Thị Kề. Bà Kể cho hay koảng 20 tuổi đã được mẹ dạy đan võng. Chỉ vào mấy chiếc võng đã đan xong bà bảo: “Đây là loại võng 4 tính khoảng cách giữa hai múi là 4 dây, còn đây là võng 6 là 6 dây. Võng 6 có chiều ngang và chiều dài lớn hơn võng 4. Tây người to thích mua võng 6, ta người nhỏ thì chọn võng 4. Không ngờ ở cái Cù Lao bãi đá này lại sinh ra cái loại cây để làm nguyên liệu cho một loại võng đặc biệt đến vậy! Cái võng ngô đồng như một con thuyền mắc hai đầu từ biển vào đảo để neo bà lại đây hơn 70 năm và tuổi cái võng đầu tiên bà đan cũng đã bằng nửa số năm tuổi bà. Cài võng này đã mềm, bóng loáng mồ hôi nhưng chưa đứt xơ một múi hay mắt võng nào. . .
Lạc vào thủy cung

Chúng tôi được thưởng thức bữa trưa ngay tại bãi Hương lộng gió và rợp mát bóng dừa. Thực đơn gồm 11 món, bao gồm các loại hải sản tươi như cá, mực, nghêu, tôm và các loại rau củ sạch được trồng trên đảo. Một không khí chan hòa cởi mở giữa mọi người không phân biệt màu da giọng nói rất thân thiện. HDV Tú bảo tôi đây là bữa trưa có sẵn trong vé Tou vì thế tuy ngon nhưng khá đơn giản, “nếu muốn thưởng thức đặc sản Cù Lao Chàm thì lát nữa nghỉ trưa xong, ra chợ Tân Hiệp em sẽ chỉ cho. Chợ Tân Hiệp ở Cù Lao Chàm bán hải sản tươi rẻ mà không nói thách”.
Người dân ở đây còn giữ nguyên vẻ mộc mạc thân tình với cái giọng biển đã nặng cộng với chất giọng đặc sệt của Quảng Nam thật khó nghe. Nhưng qua sự hướng dẫn nhiệt tình của Tú tôi và các đồng nghiệp đã được thưởng thức những món đặc sản đặc biệt này. Đầu tiên là món ốc vú nàng. Chỉ với tên gọi thôi loài ốc độc đáo này đã khiến mọi người tò mò tìm hiểu. Đó là trên đỉnh đầu ốc có cái núm nhỏ trong tựa như nhũ hoa của các cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xạm, mặt trong lấp lánh xà cừ. Luộc ốc vú nàng chẳng cần tý nước nào bởi từ thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy. Ông chủ quán giải thích: Dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẹt đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi luộc. Trong giây lát những con ốc vú nàng bắt đầu co dần thịt chuyển sang màu vàng, mùi thơm tỏa ra là ốc chín. Tiếp đó, chúng tôi được thưởng thức món cua đá hấp bia. Người bắt cua đá ở đây thường bắt vào ban đêm vì ban ngày chúng ở trong hang. Ban đêm là thời gian cua đá ra khỏi hang để kiếm ăn, lúc đó chúng không nhìn thấy gì khi bị ánh sáng dọi vào. Ở Cù Lao Chàm khi ánh nắng mặt trời tắt thì những người bắt cua đá chuẩn bị đố nghề lên đường cho một đêm thức trắng. Đây là một nghề bất trắc, đòi hỏi phải có sức khỏe và sức chịu đựng bền bỉ. Cua đá hấp bia toàn thân ngấm một màu đỏ hồng như gạch, vỏ bóng loáng. Đặc biệt hai cái càng cua ngắn nhưng rất chắc, phải có cái chày hoặc kìm lớn để kẹp mới có thể lấy được phần thịt đầy bên trong, thớ thịt trắng xen những gân hồng nõn nà mà bùi ngọt, ăn thấm thía nhớ đời.. .
Tạm biệt Cù Lao Chàm tôi mang về theo cái vỏ ốc lấp lánh ánh xà cừ có những đường vân chìm, nổi rất đẹp, ruột ốc xoắn lượn cuộn vào đó làn gió nồng nàn của biển khơi. Và khi tôi giơ vỏ ốc lên thì bất ngờ thảng thốt vọng ra tiếng gió u u thổi ngân vang. Tú bảo: Đó là ốc gọi hồn. Gọi hồn: Cù Lao Chàm ơi…
Cách để nhớ tên các hòn đảo ở đây.
Dân Cù Lao Chàm vốn quen nghề biển, nay chuyển sang nghề du lịch cũng khá nhạy bén và họ còn có tư chất nghệ sỹ dân gian nữa. Ví như, để nhớ được các tên hòn đảo ở vùng này, họ đã đặt câu ca cho dễ thuộc: “Ra Lao đốn Lũy thật Dài/ Chờ Mồ Khô lá, xuống Tai chực Nồm. Lao, Lũy, Dài, Khô, Tai, Lá, là mấy hòn đảo nơi này. Hòn Lao lớn nhất có dân cư sinh sống từ bao đời nay, còn các đảo khác được đặt tên theo hình dáng và thảm thực vật.
Nguyễn Ngọc Phú

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 4 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.