Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bi kịch nữ sinh chấp nhận phá thai vì sợ dùng thuốc

Thứ tư, 09:00 24/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Luôn ám ảnh rằng tương lai sẽ khó có con nên không chỉ vị thành niên, thanh niên mà cả người đã có gia đình đã “từ chối” dùng biện pháp tránh thai nội tiết để tìm kiếm những biện pháp khác. Kết quả là “vỡ kế hoạch”. Theo các chuyên gia sản khoa, trừ những trường hợp chống chỉ định, không có cơ sở nào để nói dùng thuốc tránh thai nội tiết ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

 

Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân tại Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng. 	 		ảnh: Võ Thu
Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân tại Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng. ảnh: Võ Thu

 

Những suy nghĩ không có cơ sở khoa học

Hành lang Trung tâm Tư vấn SKSS/KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) sáng 23/12 khá đông người. Một bệnh nhân chừng 19 tuổi, ngồi kế cạnh chúng tôi cho hay, đây là lần thứ hai em tới cơ sở này để phá thai. “Lần này chắc chỉ khám thôi, vì tính sơ sơ thì thai em còn bé quá. Lần trước cũng vậy, em đi khám thì bác sĩ hẹn một tuần sau đến “giải quyết” vì chưa có túi noãn hoàng gì đó. Lần trước phá xong, em cũng được tư vấn tránh thai, nhưng sợ lắm, sau này ung thư hay không có con nữa thì sao? Bình thường em tính vòng kinh chuẩn lắm, không hiểu sao lần này lại “trượt” –  cô sinh viên năm cuối của một trường cao đẳng tại Hà Nội nói.

Theo BS Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn SKSS/KHHGĐ, số vị thành niên, thanh niên đến phá thai tại Trung tâm rất nhiều. Tỷ lệ phá thai hàng năm của vị thành niên (dưới 18 tuổi) tại bệnh viện khoảng 1-2%. Nếu tính trên 19 tuổi, con số này lên tới 5%. Không ít trong số này phá thai to và trở lại Trung tâm nhiều lần. Thậm chí, có sinh viên 4 lần tới Trung tâm phá thai, chia đều cho 4 năm đại học.

“Với bất kỳ một ca phá thai nào, chúng tôi cũng đều tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp sau phá thai, tránh “vỡ kế hoạch” lần tới. Tuy nhiên, không thiếu vị thành niên tới đây hơn 1 lần sau vài tháng. Lý do là vì các em sợ áp dụng biện pháp tránh thai sau này sẽ… khó có con. Như trường hợp em sinh viên trên đây, lần nào sau phá thai, em cũng hứa là sẽ “nốt lần cuối”, nhưng kết quả là em đã đến Trung tâm tới 4 lần!”, BS Nguyễn Thị Hồng Minh nói.

BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà, Hà Nội) cho rằng, cũng vì nỗi ám ảnh vô căn cứ này không ít chị em chấp nhận phá thai vì “vỡ kế hoạch” thay vì dùng biện pháp tránh thai. “Trừ những trường hợp chống chỉ định được khuyến cáo không nên áp dụng một số biện pháp, còn lại không có cơ sở nào khẳng định dùng biện pháp tránh thai nội tiết (thuốc uống hàng ngày, thuốc tiêm, thuốc cấy, miếng dán…) sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của phụ nữ hay làm tăng nguy cơ bị ung thư”, BS Lê Thị Kim Dung khẳng định.

Thành công cao nếu dùng đúng cách

Các chuyên gia sản khoa cho hay, trên thực tế, khi cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các trung tâm này, BS đều tư vấn cho khách hàng muốn áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại về các mặt ưu, nhược điểm của từng biện pháp. Trên cơ sở tình trạng bệnh lý của từng người, các bác sĩ cùng khách hàng lựa chọn biện pháp phù hợp. Nếu dùng đúng cách, chỉ định đúng người, thì tỷ lệ thất bại của biện pháp tránh thai là rất thấp. Tại Trung tâm Tư vấn SKSS/ KHHGĐ, không ít những người dùng thuốc tránh thai trên 10 năm, hay có người đã dùng tới ba que cấy tránh thai, tức là gần 9 năm sử dụng nhưng không gặp các tác dụng phụ.

Theo một khảo sát nhỏ do Trung tâm Tư vấn SKSS/KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) tiến hành, phần lớn những người đến phá thai đều áp dụng biện pháp tránh thai, nhưng họ áp dụng không đúng nên đã thất bại. Tỷ lệ thất bại trong số người đã áp dụng biện pháp tránh thai là 30%, 25% trong số này còn quay lại sau khi thất bại và đã được tư vấn.

Theo BS Lê Thị Kim Dung, vẫn có trường hợp đặt dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) mà vẫn có thai. Nguyên nhân rất có thể do vòng đặt không đúng kích cỡ nên không chiếm hết lòng tử cung. Các trường hợp đặt vòng đã lâu, trong quá trình người phụ nữ có kinh nguyệt, tử cung co bóp nhiều nên vòng có thể bị tuột xuống, không còn ở vị trí sát đáy tử cung, tạo khoảng trống để thai làm tổ. “Đáng tiếc là nhiều trường hợp đặt vòng “coi như xong”, không kiểm tra định kỳ vị trí của vòng, để vòng tuột lúc nào không biết. Hoặc quên luôn việc vòng tránh thai cũng có hạn sử dụng, cứ để vậy, đến lúc có thai mới tá hỏa, đổ tội cho bác sĩ”, BS Lê Thị Kim Dung nói.

Một sai lầm khác rất hay gặp được các bác sĩ khuyến cáo chị em, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên tự ý sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp quá nhiều. Theo dược sĩ Thân Thị Mỹ Linh, Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), có ba loại thuốc ngừa thai khẩn cấp là thuốc chỉ chứa progestin, thuốc ngừa thai dạng phối hợp và thuốc có hoạt chất ulipristal. Cả ba loại này đều là thuốc kê toa bác sĩ, riêng thuốc chỉ chứa progestin có thể mua tại các nhà thuốc mà không cần toa nếu người dùng từ 17 tuổi trở lên và phải theo toa bác sĩ nếu bạn là dưới 17 tuổi. Thuốc chỉ chứa progestin có thể được sử dụng hơn một lần trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt. Hiệu quả tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ giảm dần theo thời gian so với thời điểm sau khi quan hệ không phòng tránh. Tỉ lệ thất bại của phương pháp này có thể lên đến gần 30%, đồng thời cũng dẫn đến rối loạn nội tiết và sức khỏe sinh sản.

 

Các chuyên gia sản khoa cho hay, với mức độ truyền thông, giáo dục về SKSS/KHHGĐ hiện nay, hiểu biết xã hội của chị em về các biện pháp tránh thai có tốt lên, nhiều người có nhu cầu được nghe tư vấn. Tuy nhiên, vấn đề là có không ít chị em “nghe xong bỏ đấy”, không áp dụng, không tin tưởng lời khuyên của bác sĩ, đến khi có thai ngoài ý muốn lại phải lựa chọn phá thai, nhất là đối tượng vị thành niên, thanh niên. Có những cháu mới 14 - 15 tuổi đã vào các Trung tâm phá thai mấy lần.

 

Thu Nguyên 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top