“Bí kíp” 5T+ tăng cường sức khỏe phòng chống dịch bệnh
"5T+” giúp tăng sức khỏe nội tại, phòng chống dịch bệnh gồm: thực phẩm dinh dưỡng, tinh thần thoải mái, thể dục thể thao, tắm nắng, thở mạnh hít sâu, cộng thêm súc họng.
Để bảo vệ bản thân, gia đình trước dịch bệnh, mọi người cần tiếp tục tuân thủ nguyên tắc 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, tăng cường sức khỏe bên trong cũng góp phần giúp mỗi người khởi động một năm mới khỏe khoắn, nhiều niềm vui. Sau đây là 5 gợi ý dễ nhớ, dễ thực hiện với tên gọi 5T , theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Vũ Linh - Trưởng Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk.

Bí kíp 5T dễ nhớ sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe nội tại tốt hơn
1. Thực phẩm dinh dưỡng
Trong không khí sum họp gia đình vào dịp Tết âm lịch, thật khó mà cưỡng lại các món ăn đa dạng, dẫn đến tình trạng mọi người dễ sa vào ăn uống "quá đà" và mất cân đối dinh dưỡng sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Trong khi đó, một khẩu phần ăn được xem là hợp lý cần đảm bảo đủ nhóm chất như tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gồm bột đường, béo, đạm và vitamin - khoáng chất, với các nguồn thức ăn đa dạng thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các loại rau củ quả… Đồng thời, mỗi người cũng cần hấp thụ đủ lượng nước mỗi ngày. Vì vậy, chữ "T" đầu tiên trong "bí kíp" 5T , chính là thực phẩm dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm sữa cũng là cách hữu hiệu để đảm bảo hấp thu đủ thực phẩm dinh dưỡng, nhất là với trẻ em. Sữa nói chung giúp bổ sung các vi chất dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Sữa chua hay sữa chua uống men sống Probi cũng là lựa chọn thích hợp nhằm cung cấp lợi khuẩn, để cả nhà tăng thêm sức đề kháng.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo giúp tăng sức đề kháng cho cả nhà.
2. Tinh thần thoải mái, giấc ngủ đủ đầy
Cần hạn chế căng thẳng, bởi áp lực liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực tâm lý, tinh thần. Theo WebMD - chuyên trang về sức khỏe uy tín toàn cầu, tình trạng căng thẳng không chỉ là ác mộng về cảm xúc mà còn ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe. Stress có thể làm tổn thương hệ miễn dịch, góp phần tăng gốc tự do, gây ra các rối loạn cấu trúc di truyền, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây, đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm tuổi thọ và thậm chí gây ung thư.

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Ngủ sâu và đủ 7-8 giờ mỗi ngày, đặc biệt 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau. Đây là thời gian vàng để cơ thể củng cố, hồi phục, tái tạo những mô, tế bào và hệ thống.
3. Thể dục thể thao
Hãy dành 30 - 60 phút mỗi ngày cho việc chơi hoặc tập các môn có hoạt động toàn thân và vừa sức. Các cha mẹ có thể cùng vận động với trẻ tại nhà, trong sân vườn hoặc ở những địa điểm bên ngoài ít người qua lại để trẻ vừa được tập thể dục, vừa được vui chơi.
Nhưng cần lưu ý tập thể dục thể thao ở ngoài trời cần đảm bảo quy định phòng chống dịch tại nơi bạn cư trú.

Tập luyện ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
4. Tắm nắng thường xuyên
Thời gian cần thiết là 10 phút mỗi ngày, ít nhất 2 lần mỗi tuần. Thời gian tắm nắng nên vào khoảng 9h30 - 10h sáng, dưới ánh nắng trực tiếp.

Dành 10 phút tắm nắng mỗi ngày góp phần giúp cơ thể bạn thêm khỏe khoắn.
5. Thở mạnh hít sâu
Khi hít cần cố nâng ngực, phình bụng tối đa. Khi thở ra cần hạ ngực, hóp bụng hết sức có thể. Điều này giúp đuổi hết khí cặn trong phổi và tăng thể tích khí lưu thông, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.

Nên tranh thủ không khí trong lành buổi sáng, khi tập thể dục thì thực hiện động tác "thở mạnh hít sâu".
5T thực ra là các thói quen sinh hoạt lành mạnh vốn rất quen thuộc nhưng chúng ta hay lãng quên, hoặc không lưu ý thực hiện đều đặn. Tăng cường sức khỏe nội tại của chính mình là cách chúng ta có thể tự tạo thêm "tấm khiên" bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ngoài 5 thói quen nêu trên, các bạn có thể cộng thêm việc súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý (0,9%) sẽ góp phần giữ ẩm niêm mạc hầu họng, đồng thời tống xuất yếu tố gây bệnh ra ngoài. Khi súc họng, nhớ ngửa cổ, giữ nước muối sinh lý ở phần đáy lưỡi khoảng vài giây trước khi phun cho ra ngoài. Và tất nhiên, tuyệt đối tuân thủ 5K của Bộ Y tế để bảo vệ chính bản thân và cộng đồng.
PV

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 19 giờ trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 1 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.