Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị phản bác mua phải thịt lợn áp xe, Tiktoker vạch ra chi tiết khẳng định lợn nhiễm sán, mỗi lần đi mua thịt lợn phải kiểm tra ngay

Thứ ba, 11:17 14/12/2021 | Sống khỏe

Để chứng minh đây là thịt lợn gạo hay thịt lợn nhiễm sán, Tiktoker quay cận cảnh những miếng thịt đã chiên được thái nhỏ...

Tiktoker quay video cận cảnh hình ảnh thịt lợn bị nhiễm sán, chỉ ra dấu hiệu thịt lợn nhiễm sán hay thịt lợn gạo với đặc trưng là những cục nhỏ hình tròn, màu trắng xen lẫn trong thịt, khẳng định đây là thịt lợn nhiễm sán không phải thịt lợn bị áp xe.

TS Từ Ngữ khẳng định, ăn thịt lợn nhiễm sán gây nhiều nguy hại sức khỏe, có thể tấn công vào hệ thần kinh, da, mắt, não...

Chuyên gia cũng chỉ rõ giải pháp để tránh ăn phải thịt lợn nhiễm sán cũng như thực phẩm nhiễm sán nói chung. Ngoài ra chia sẻ thêm bí quyết mua thịt lợn vừa ngon vừa sạch vừa không lo bị nhiễm sán.

Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok đang xôn xao với clip cho biết thịt lợn bị áp xe chứ không phải bị nhiễm sán. Tuy nhiên, chủ nhân đăng video cũng đã làm một video khác đính chính đây là thịt lợn nhiễm sán chứ không phải thịt lợn bị bệnh, phải tiêm thuốc rồi áp xe như nhiều người phỏng đoán.

Tiktoker chỉ ra dấu hiệu thịt lợn nhiễm sán ai cũng nên nhớ khi đi mua thịt lợn.

Để chứng minh đây là thịt lợn gạo hay thịt lợn nhiễm sán, Tiktoker quay cận cảnh những miếng thịt đã chiên được thái nhỏ. Ở vị trí kết nối giữa các phần của miếng thịt khi soi cận cảnh, dùng tay tách ra sẽ thấy những hạt nhỏ màu trắng, hình tròn. Đó chính là dấu hiệu lợn bị bệnh lợn gạo, hay đó cũng chính là dấu hiệu lợn nhiễm sán.

"Mọi người cứ lên google search heo bị nhiễm sán nha. Con heo nào bệnh lâu năm, lâu ngày thì sẽ có nhiều hơn nữa, ở trong thịt luôn. Trứng này mình bóp nó vỡ ra chứ nếu là thịt sẽ mềm dai", Tiktoker cho biết thêm.

Ăn phải thịt lợn nhiễm sán, cơ thể phải đối mặt với những gì?

Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), mỗi loại giun sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da.

Khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.

Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh có thể bị động kinh.

Bị phản bác mua phải thịt lợn áp xe, Tiktoker vạch ra chi tiết khẳng định lợn nhiễm sán, mỗi lần đi mua thịt lợn phải kiểm tra ngay - Ảnh 4.

Trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1/3 các trường hợp bị bệnh động kinh là do bị nhiễm sán dây lợn. Loại sán này có thể dài tới 7m và thải đốt liên tục đồng thời cũng sinh ra đốt mới nên nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh. Người bị nhiễm sán sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gầy còm ốm yếu, đau bụng, tiêu chảy.

Trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.

Theo thông tin từ Oxfordjournals, các hội chứng lâm sàng khi bị nhiễm ấu trùng sán lợn được chia thành nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương hoặc nhiễm ấu trùng sán lợn ngoài thần kinh.

Bị phản bác mua phải thịt lợn áp xe, Tiktoker vạch ra chi tiết khẳng định lợn nhiễm sán, mỗi lần đi mua thịt lợn phải kiểm tra ngay - Ảnh 5.

Thịt lợn nhiễm sán sau khi được làm chín.

Làm thế nào để tránh ăn phải thịt lợn nhiễm sán, thực phẩm nhiễm sán nói chung?

- Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.

- Không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

- Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc. "Đối với những món ăn như tiết canh, thịt sống, tái, tốt nhất chúng ta phải từ bỏ ngay từ bây giờ. Đây là những món ăn ẩn chứa nhiều ấu trùng sán nhất", TS Từ Ngữ nhấn mạnh.

- Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ.

- Quản lý phân rác chặt chẽ, tránh để lợn, gà, chó tha phân gây ô nhiễm môi trường.

Bị phản bác mua phải thịt lợn áp xe, Tiktoker vạch ra chi tiết khẳng định lợn nhiễm sán, mỗi lần đi mua thịt lợn phải kiểm tra ngay - Ảnh 6.

Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc.

5 nguyên tắc khi mua thịt lợn, đảm bảo thịt ngon - sạch - không chứa sán

- Không mua thịt lợn có các ấu trùng hình bầu dục. Thịt lợn gạo thường chứa các ấu trùng nằm ở các miếng thịt, có ấu trùng dài tới 9 mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.

- Khi thái thịt, có thể cắt thịt theo thớ dọc, nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.

- Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày, có màu trắng trong đến trắng ngà, ăn giòn, không ngấy như thịt lợn tăng trọng. Ngược lại, thịt lợn siêu nạc có lớp mỡ mỏng, lỏng lẻo, tách rời nạc và mỡ.

- Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.

- Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, thịt lợn siêu nạc có màu đỏ đậm khác thường, sáng bóng, có thể xuất hiện những đốm đỏ ngoài da.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 6 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 15 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top