Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết để người cao tuổi không mắc bệnh trầm cảm

Thứ sáu, 11:08 16/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia lão khoa chia sẻ: Tăng cường trao đổi với mọi người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, bổ sung đủ dưỡng chất là những yếu tố tích cực góp phần phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.

 

Người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh tật. Ảnh: Dương Ngọc
Người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh tật. Ảnh: Dương Ngọc

 

Trầm cảm do cô đơn, chấn thương tâm lý

Vài tuần trở lại đây, vợ chồng chị Nguyễn Thúy Hà (ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) vô cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của mẹ ngày càng có biểu hiện xấu đi. Theo lời chị Hà, bố chồng chị đột ngột qua đời khi lên cơn nhồi máu cơ tim cách đây hơn một tháng khiến cả gia đình  đều bị sốc, đặc biệt là mẹ chồng chị. Chị Hà kể: “Ông bà sống tình cảm lắm, tuy đã cao tuổi nhưng vẫn rất quấn quýt nhau. Từ ngày về làm dâu nhà chồng, tôi chưa thấy ông bà to tiếng với nhau bao giờ. Thế nên, sự ra đi của ông khiến bà thực sự hụt hẫng về tinh thần”.  

Chị Hà cho hay, bình thường mẹ chồng chị là người hoạt bát, nhanh nhẹn. Nhưng từ khi bố chồng chị qua đời, bà chẳng thiết ăn hay làm bất cứ việc gì khác. Đêm đến, chị hay thấy bà ngồi bần thần trước bàn thờ rồi khóc một mình. Ban ngày, bà cũng tự giam mình trong phòng, mang quần áo của ông ra gấp đi, gấp lại cả chục lần.  

Lúc đầu vợ chồng chị nghĩ, do cú sốc tinh thần quá lớn nên bà cần thời gian để thích nghi. Tuy nhiên, càng về sau, bà càng có nhiều biểu hiện khác lạ như không muốn nói chuyện với mọi người trong gia đình và hay nhắc đến… cái chết. “Thấy hoảng quá, vợ chồng tôi phải động viên bà đi kiểm tra sức khỏe. Ai ngờ bác sĩ cho biết, mẹ tôi đang ở giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về sau”, chị Hà bùi ngùi kể lại.

Trên thực tế, trường hợp của mẹ chồng chị Hà không phải hiếm mà diễn ra khá phổ biến. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn, Hà Nội), người cao tuổi rất hay rơi vào trạng thái trầm cảm khi về hưu hoặc sau một biến cố nào đó trong đời sống. Việc con cái, cháu chắt thường xuyên đi làm, đi học vắng nhà khiến người cao tuổi luôn cảm thấy cô đơn. Chính vì vậy, rất nhiều người cao tuổi thấy tù túng như bị “giam lỏng” trong chính ngôi nhà của mình. Họ thường có tâm lý mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ. Nhiều người còn có biểu hiện như xa lánh người thân, bạn bè, không muốn trò chuyện với bất kỳ ai.

Đẩy lùi trầm cảm

PGS.TS Phạm Thắng - Viện trưởng Viện Lão khoa Trung ương cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở người cao tuổi như: Do di truyền, do các biến cố trong cuộc sống hoặc các yếu tố xã hội tác động. Trong đó, việc sống cô đơn, bó hẹp trong một không gian nhất định, ít có sự tương tác với những người xung quanh là một trong những yếu tố quan trọng gây nên căn bệnh này”.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Phạm Thắng, việc người cao tuổi thường phải đối mặt với những chấn thương về tâm lý như sự “ra đi” của người thân, bạn bè cũng sẽ dẫn đến tình trạng buồn chán, suy sụp về tinh thần. Khi nỗi buồn kéo dài quá lâu đến mức không còn thấy niềm vui trong cuộc sống thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thường rất cao. Người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải những chứng bệnh do lão hóa như: Đau nhức xương khớp, tiểu đường, huyết áp… nên họ thường phải sử dụng các loại thuốc để điều trị. Trong số các loại thuốc đó, nhiều thuốc có tác dụng phụ gây chứng trầm cảm.

Để giúp phòng tránh bệnh trầm cảm ở người già, PGS.TS Phạm Thắng khuyến cáo, người cao tuổi nên thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể để tăng tính tương tác, tích cực giao lưu, trao đổi và tham dự các CLB dưỡng sinh, văn nghệ để “trẻ hóa” bản thân, tránh sống quá khép kín, không giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, sự quan tâm, trò chuyện thường xuyên của người thân trong gia đình sẽ khiến người cao tuổi bớt cảm thấy cô đơn. Con cháu thỉnh thoảng nên tổ chức những chuyến tham quan, nghỉ dưỡng để “đổi gió” cho ông bà, cha mẹ. Xây dựng các hoạt động giúp cho người cao tuổi được trẻ hóa bản thân, tức là họ biết tự chăm sóc bản thân mình, không tạo gánh nặng cho xã hội và được làm những gì họ muốn.  

Những người cao tuổi có rất nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức tích lũy theo năm tháng. Đó là “kho báu” quý giá cho lớp trẻ nếu biết cách khai phá. Hãy để người cao tuổi đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội. Như vậy, họ không cảm thấy mình vô dụng, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

PGS.TS Phạm Thắng nhấn mạnh: “Người cao tuổi cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể để tăng khả năng phòng ngừa bệnh tật. Có sức khỏe tốt thì tinh thần cũng sẽ ổn định. Đây là yếu tố tích cực để giúp chăm sóc tinh thần của người cao tuổi”.

 

Theo các báo cáo, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là quốc gia có tốc độ già hóa rất nhanh. Năm 2014, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 10,5%, dự đoán sẽ tăng lên 23% vào năm 2040. Theo TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: “Tuổi thọ cao là một thành tựu của ngành Y tế chứ không phải là gánh nặng của xã hội hay của nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta hãy cam kết đảm bảo cho cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi và khuyến khích sự tham gia có ý nghĩa của họ trong xã hội để tận dụng được những kinh nghiệm và kiến thức quý báu của người cao tuổi”.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 44 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 3 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 3 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 3 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 3 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Y tế - 3 ngày trước

Trong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Top