Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị say nắng, cứu chậm là chết

Thứ năm, 09:30 15/04/2010 | Sống khỏe

Đã có nhiều nạn nhân say nắng phải trả giá đắt do coi thường các tác hại của nhiệt độ nóng hay không được khẩn trương cấp cứu vì ngộ nhận say nắng chỉ diễn ra một chút rồi sẽ hết.

 
Say nắng là hiện tượng sốc nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao. Thời điểm thường gặp say nắng là vào buổi giữa trưa. Say nắng có thể kèm tổn thương thần kinh trung ương do tác động trực tiếp của tia cực tím từ mặt trời vào đầu, gáy… nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong rất nhanh.

Những biểu hiện say nắng

Để tránh bị say nắng, việc tập luyện ngoài trời nên chọn lúc sáng sớm hay chiều tối. (Ảnh minh họa: Jcolivera)

Thường gặp là cảm giác khó thở, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ gay, lừ đừ, có khi đau bụng, nôn mửa, người bứt rứt, tiểu ít. Nếu không sơ cứu kịp thời, có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, sốt cao từ 40oC trở lên, sắc mặt chuyển nhanh qua tái nhợt. Trường hợp bị nặng sẽ rơi vào mê sảng, co giật, truỵ mạch và dễ tử vong.
 
Những người đi ngoài trời nắng, bỗng nhiên mặt đỏ bừng bừng, người nóng rát, đầu choáng là có thể bị say nắng thể nhẹ. Nặng hơn, sẽ thấy người mệt mỏi, mắt lờ đờ, nhịp thở nhanh và yếu, chóng mặt, loạng choạng rồi té ngã.

Khẩn trương hạ nhiệt cơ thể

Cách xử trí đúng khi bị say nắng là ngay lập tức cần làm hạ thân nhiệt người bệnh. Đưa người say nắng vào chỗ có bóng mát, cởi bỏ bớt quần áo hoặc nới rộng ra. Chườm mát toàn thân bằng khăn thấm nước mát; lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay... Dội nước mát lên người theo nguyên tắc từ chân lên đầu. Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì cho uống nước từ từ, từng ít một để tránh nôn.
 
Có thể cho người bệnh uống Oresol (pha với từ 1,5 – 2 lít nước) hoặc thay bằng nước đun sôi pha với ít muối và đường, sau đó cho uống nước trái cây, nước khoáng… Theo dõi thân nhiệt đến khi hạ xuống còn 37 hay 38oC là coi như qua nguy hiểm. Trường hợp xử trí ban đầu không có kết quả và có biểu hiện nặng hơn (không uống nước được, nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Không khó để phòng tránh

Những người phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao cần trang bị mũ, nón che kín đầu và gáy. Uống nước ngay khi có cảm giác hơi khát, nước nên pha thêm một chút muối. Nên uống nước ngay cả khi không khát. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Khi ra ngoài đường phải mặc đồ thoáng mát, che kín chân tay, mặt, gáy.
 
Đeo khẩu trang, kính râm, thoa kem chống nắng, đặc biệt là đội nón rộng vành để giảm bớt tốc độ hút hơi nóng của đỉnh đầu. Cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Với người tập thể dục thể thao, chỉ nên tập vào sáng sớm hay chiều tối. Đối với những môn chơi kéo dài hơn một giờ thì nên thêm loại nước uống có carbohydrate và điện giải (chẳng hạn như nước khoáng).
 

Ai dễ bị say nắng nhất?

Say nắng xảy ra với bất kỳ ai phơi mình quá lâu trong môi trường có nhiệt độ cao mà không có biện pháp phòng hộ. Tuy nhiên với một số trường hợp, do đặc thù sức khoẻ kém hoặc đang suy yếu miễn dịch sẽ dễ bị say nắng hơn những người bình thường như: người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
 
Ngoài ra, những người mắc một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp, đang bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng… cũng rất dễ bị say nắng ở nhiệt độ không quá cao so với người bình thường.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Y tế - 8 giờ trước

Khi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

Uống nước chanh mà cho thêm thứ này da sẽ trắng hồng, chống tia UV, tăng sinh collagen mà nội tạng cũng được làm sạch

Uống nước chanh mà cho thêm thứ này da sẽ trắng hồng, chống tia UV, tăng sinh collagen mà nội tạng cũng được làm sạch

Sống khỏe - 9 giờ trước

Khi kết hợp, hai nguyên liệu này tạo thành một công thức đơn giản nhưng có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, từ làn da, hệ tiêu hóa cho đến chức năng gan.

8 căn bệnh có thể đẩy lùi chỉ bằng việc uống nước hàng ngày

8 căn bệnh có thể đẩy lùi chỉ bằng việc uống nước hàng ngày

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Có lẽ bạn không biết rằng uống đủ nước cũng có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh thông thường.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Bác sĩ đang chạy đua cấp cứu, người nhà nghĩ gì mà liên tục la hét, chửi bới?

Bác sĩ đang chạy đua cấp cứu, người nhà nghĩ gì mà liên tục la hét, chửi bới?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ khi xem clip các y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) cố gắng ép tim cứu bệnh nhi trong lúc người nhà la hét, chửi bới, đấm đạp nhân viên y tế. Đáng nói, những chuyện như thế vẫn diễn ra ở các khoa cấp cứu.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Người đàn ông đau đầu âm ỉ, tổn thương não vì món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt

Người đàn ông đau đầu âm ỉ, tổn thương não vì món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân có các nốt vôi hóa vùng cổ, vai, ngực, bụng, hướng tới tổn thương do nhiễm ký sinh trùng.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Y tế - 18 giờ trước

Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Top