Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị u tủy thượng thận, người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh thừa nhận dấu hiệu nhiều người Việt thường hay bỏ qua

Thứ sáu, 16:45 27/12/2024 | Y tế

GĐXH - Bệnh nhân 61 tuổi ở Quảng Ninh cảm thấy đau tức vùng thắt lưng nên đi viện khám và phát hiện ra bị u tủy thượng thận hiếm gặp.

Người đàn ông 66 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch do viêm phổi nặng, thừa nhận sai lầm nhiều người Việt hay mắc phảiNgười đàn ông 66 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch do viêm phổi nặng, thừa nhận sai lầm nhiều người Việt hay mắc phải

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Quảng Ninh đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho, khó thở, sốt được chuẩn đoán bị viêm phổi nặng.

Tình cờ đi khám phát hiện u tủy thượng thận thể hiếm gặp

Ngày 27/12, thông tin từ Bệnh viện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho trường hợp người bệnh tình cờ đi khám phát hiện ra u tủy thượng thận hiếm gặp. Đó là trường hợp người bệnh Đ.T.Q. 61 tuổi (Hồng Phong, Đông Triều, Quảng Ninh) đến khám tại bệnh viện vì đau tức vùng thắt lưng, sau khi thăm khám các bác sĩ phát hiện khối u ở sau phúc mạc.

Người bệnh được phẫu thuật cắt u và làm xét nghiệm mô bệnh học. Sau xét nghiệm cho kết quả u tủy thượng thận thể tế bào ưa chrom hỗn hợp (composite pheochromocytoma) rất hiếm gặp.

Theo BSCKI. Phạm Thị Hoa, Khoa Giải Phẫu bệnh cho biết, u tế bào ưa chrom hỗn hợp xuất phát từ các tế bào ưa chrom của tuyến tủy thượng thận. Đây là u ác tính hiếm gặp chỉ ghi nhận vài ca bệnh trong y văn và rất khó phát hiện. Để xác định chính xác thể U tế bào ưa chrom hỗn hợp chỉ có thể tiến hành xét nghiệm mô bệnh học. Đây là tiêu chuẩn vàng để xác định chính xác thể bệnh và giai đoạn bệnh từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Cũng theo bác sĩ cho biết, u tế bào ưa chrom hỗn hợp có tính di truyền, do vậy những gia đình có người mắc thể u này, đặc biệt là những người có biểu hiện: Nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, đau đầu, hồi hộp, lo lắng, hạ huyết áp tư thế và tăng huyết áp kịch phát… cần đến các cơ sở y tế chuyên sâu để làm các xét nghiệm cần thiết như siêu âm, chụp CT.Scanner hoặc MRI, kiểm tra hormone trong máu và nước tiểu xác định mức độ catecholamine…

Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất đối với bệnh lý này là Phẫu thuật cắt bỏ khối u giúp hạn chế các biến chứng về sức khỏe cho người bệnh. Sau phẫu thuật, tùy từng thể bệnh và mức độ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp tránh tái phát và di căn.

Bị u tủy thượng thận, người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh thừa nhận dấu hiệu nhiều người Việt thường hay bỏ qua- Ảnh 2.

Hình ảnh U tế bào ưa chrom hỗn hợp dưới kinh hiển vi. Ảnh BVCC

U tủy thượng thận có nguy hiểm không?

U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khi đó, tuyến thượng thận tiết ra hormone gọi là epinephrine hoặc các chất tương tự khác gây ra các chứng bệnh như: Tim đập nhanh, nhức đầu và ra mồ hôi. U tủy thượng thận chiếm một phần trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Hiên tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u tủy thượng thận. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy u tủy thượng thận có thể xuất phát từ sự quá sản của tuyến tủy thượng thận tạo thành khối u, hoặc phát triển các khối u tiết catecholamin nằm ngoài tuyến thượng thận (khối u từ động mạch cảnh, các khối u hạch thần kinh có nguồn gốc từ các hậu hạch thần kinh giao cảm, khối u trong bàng quang). Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, nhưng khoảng 10% - 15% có rối loạn u nội tiết trong gia đình.

Tăng huyết áp do u tủy thượng thận thường xảy ra đột ngột, kéo dài trong khoảng 1 giờ trước khi trở về bình thường và khó kiểm soát được bằng các thuốc hạ huyết áp thông thường. Bên cạnh đó, cơn tăng huyết áp không được kiểm soát trong u tủy thượng thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ não, suy thận, phù phổi cấp, tổn thương đáy mắt và tử vong trước tuổi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết u tủy thượng thận

Bệnh u tủy thượng thận thường dẫn đến các cơn tăng huyết áp kịch phát. Biểu hiện bởi: Đau đầu dữ dội; Nhịp tim nhanh; Cơ thể ra nhiều mồ hôi, không chịu được nóng; Run chân, tay; Mặt tái đi, lo sợ; Khi đo huyết áp tăng rất cao; Mắt nhìn mờ, chóng mặt khi đứng; Đau hai bên mạng mỡ; Ăn uống kém dẫn đến sụt cân; Thay đổi tính tình và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Các cơn xảy ra lẻ tẻ hàng tuần hoặc hàng tháng mới có một cơn, càng về sau xuất hiện càng nhiều và nặng hơn. Cơn kịch phát thường xảy ra đột ngột, mỗi cơn kéo dài vài phút, đôi khi tới hàng giờ hoặc lâu hơn, cũng có thể xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, hoặc ép bụng, cúi gập người, hít sâu nhiều lần, vặn lưng,...

Người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc đa chấn thương được cứu sống nhờ cấp cứu báo động đỏ bệnh việnNgười đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc đa chấn thương được cứu sống nhờ cấp cứu báo động đỏ bệnh viện

GĐXH - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã thực hiện quy trình cấp cứu báo động đỏ bệnh viện để cứu sống thành công người bệnh 69 tuổi bị sốc đa chấn thương.

Trẻ nhập viện, sốt li bì, rối loạn ý thức do gia đình pha Oresol không đúng tỉ lệTrẻ nhập viện, sốt li bì, rối loạn ý thức do gia đình pha Oresol không đúng tỉ lệ

GĐXH - Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mổ lấy thai thành công cho sản phụ viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra nếu có các dấu hiệu này cần đi khám ngayMổ lấy thai thành công cho sản phụ viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra nếu có các dấu hiệu này cần đi khám ngay

GĐXH - Sản phụ mang thai 36 tuần 5 ngày bị viêm ruột thừa cấp kèm theo dấu hiệu chuyển dạ được phẫu thuật thành công kết hợp mổ lấy thai và mổ ruột thừa.


T.Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 10 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 2 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Top