Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng nặng vì chủ quan với bệnh thủy đậu

Thứ năm, 07:45 09/02/2017 | Y tế

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gặp biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, não, tiểu não, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh tăng nhanh.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường thăm khám cho bệnh nhân Hoài. Ảnh: Thanh Xuân.

Tại Bệnh viện E (Hà Nội), thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường cho hay ngày 6/2 bệnh viện đã tiếp nhận nữ bệnh nhân Vũ Thị Hoài (sinh năm 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân, đau đầu, mệt mỏi.

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng. Khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân Hoài bị mắc thủy đậu cách đó một ngày.

Cuối tháng 1, đứa con hai tuổi của chị cũng bị mắc thủy đậu và đã khỏi. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái (có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng).

Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Mạnh Quân (sinh năm 1994, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhập viện vào ngày 4/2 do mắc bệnh thủy đậu, nổi bỏng nước toàn thân.

Cách đó 3 ngày, bệnh nhân này có tiếp xúc với cháu bé 4 tuổi cũng bị mắc thủy đậu nhưng đang trong thời gian khỏi bệnh. Điều đáng nói, hai bệnh nhân này chưa từng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu, chưa từng mắc bệnh và tiếp xúc với nguồn lây.

Theo bác sĩ Cường, trong một tháng gần đây, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó, không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong.

Theo bác sĩ Cường, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể.

Trẻ em từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Lưu ý, phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

TS.BS Lương Thị Thu Hiền - trưởng khoa Nội nhi tổng hợp - Bệnh viên E - cho biết thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp.

Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 tiếng.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường thăm khám cho bệnh nhân Quân. Ảnh: Thanh Xuân.

Người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với thủy đậu, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên.

Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da, không để lại sẹo. Nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

Bác sĩ Hiền nhấn mạnh đây là bệnh lành tính nhưng cũng có biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và thường để lại di chứng sau này.

Bác sĩ Cường khuyến cáo bệnh thủy có thể ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên chích ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Đặc biệt, người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin vẫn mắc bệnh.

Nếu đã được chủng ngừa vắc xin thủy đậu, 80-90% trường hợp có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này chỉ bị nhẹ, rất ít nốt bỏng rạ và thường không bị biến chứng.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trẻ em trên một tuổi và người lớn chưa mắc thủy đậu cần tiêm đủ 2 liều vắc xin để phòng bệnh.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top