Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biện pháp ngăn ngừa mất nước, phòng bệnh tiết niệu trong mùa hè

Thứ năm, 14:19 08/06/2023 | Sống khỏe

Mất nước do đổ mồ hôi nhiều mà chưa kịp bổ sung hoặc bổ sung không đủ, đặc biệt trong mùa hè, là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiết niệu.

1. Hậu quả của việc mất nước đến hệ tiết niệu

Mất nước là hiện tượng xảy ra khi cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn lượng hấp thụ. Những tháng mùa hè với cái nóng oi ả dễ dẫn đến tình trạng mất nước, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ tiết niệu.

Hệ thống tiết niệu ( bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, b àng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt), đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi của cơ thể bằng cách lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu.

Tuy nhiên, khi cơ thể bị mất nước, sự cân bằng mong manh này có thể bị phá vỡ, dẫn đến nhiều vấn đề về tiết niệu như:

- Sỏi thận: Mất nước có thể làm giảm sản xuất nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, việc thiếu chất lỏng có thể khiến nước tiểu bị cô đặc, dẫn đến nhiễm trùng bàng quang và các vấn đề về tiết niệu khác.

- Rối loạn cương dương: Mất nước có thể góp phần gây rối loạn cương dương do lưu lượng máu đến dương vật giảm. Khi cơ thể bị mất nước có thể không sản xuất đủ lượng máu để duy trì đầy đủ đến dương vật, gây khó khăn cho việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng.

- Ảnh hưởng đến kinh nguyệt : Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể mất một lượng chất lỏng đáng kể . Mất nước trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra k inh nguyệt không đều , n hức đầu , t âm trạng thất thường , dễ dẫn đến cáu kỉnh và lo lắng ...

Do đó, điều quan trọng là phải giữ đủ nước để đảm bảo hệ thống tiết niệu hoạt động bình thường và tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

photo-1685337379143

Cơ thể mất nước là nguy cơ dẫn đến các vấn đề ở hệ tiết niệu.

2. Làm thế nào để tránh mất nước trong mùa hè ?

2.1 Uống nhiều nước

Uống đủ nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Một người trưởng thành cần uống đủ 40l nước/kg cân nặng/ngày.

2.2 Hạn chế dùng caffein và rượu

Caffein và rượu có thể dẫn đến mất nước, vì vậy tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh chúng trong những tháng mùa hè.

2.3 Ăn thực phẩm chứa nhiều nước

Thực phẩm như dưa hấu , dưa chuột và cà chua có hàm lượng nước cao và có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

2.4 Uống c ác loại tr à

Có thể sử dụng trà để tránh mất nước vì nó không chứa đường và dễ uống hơn nước. Có nhiều loại trà khác nhau nhưng nên tránh các loại trà có chứa caffeine và có tác dụng lợi tiểu như trà xanh .

photo-1685337379836

Uống các loại trà cũng là một cách bổ sung nước cho cơ thể.

2.5 Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời gay gắt

Thời điểm nắng gắt nhất trong ngày là thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ánh nắng gắt mùa hè không tốt cho làn da, dễ gây hiện tượng say nắng và khiến cơ thể mất nước.

Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên hạn chế ra ngoài thời điểm này. Nếu công việc bắt buộc thì nên che chắn cơ thể cẩn thận với khẩu trang, áo chống nắng ...

2.6 Bù điện giải

Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng hoặc hoạt động thể lực nhiều trong thời tiết nóng nực cần uống bù điện giải có thể giúp bù lại lượng điện giải đã mất.

Lưu ý: Pha dung dịch điện giải cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, không pha ít hoặc nhiều nước vì sẽ tác động không tốt đến sức khỏe.


Lê Thu Lương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân từ ngày 25 đến 27 tháng 5, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ y tế cho phái đoàn.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

ĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 28/5, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đang đến gần, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Nguy cơ trẻ đồng nhiễm COVID-19 với các bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo điều cha mẹ cần làm ngay

Nguy cơ trẻ đồng nhiễm COVID-19 với các bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo điều cha mẹ cần làm ngay

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, đã ghi nhận tình trạng trẻ mắc COVID-19 cùng với bệnh truyền nhiễm khác. Việc cùng lúc mắc nhiều bệnh gây nguy cơ biến chứng ở trẻ cũng như đặt ra thách thức trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhi.

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Sau một thời gian, khối u ngày càng to lên khiến bụng người phụ nữ như mang thai 3 - 4 tháng.

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ngộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi tiếp nhận cấp cứu và điều trị kịp thời nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi bị đột quỵ, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời trong điều trị đột quỵ não, đặc biệt với người cao tuổi.

Chuyên gia tiết lộ gia vị giúp hạ đường huyết tự nhiên

Chuyên gia tiết lộ gia vị giúp hạ đường huyết tự nhiên

Sống khỏe - 8 giờ trước

Metformin luôn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị đái tháo đường type 2, nhưng những phát hiện gần đây cho thấy curcumin cũng có thể mang lại những tác dụng tương tự.

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?

Y tế - 8 giờ trước

Dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại, với các chủng mới, các ca trong cộng đồng tăng lên, nhiều người dân cũng băn khoăn việc cách ly người bệnh COVID-19 khi bệnh này đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Top