Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ cơm, lén vợ đi chống dịch

Thứ bảy, 10:00 30/05/2009 | Y tế

24 giờ mới về tới nhà, nửa đêm thức giấc nghe điện thoại, gặm bánh mì chống đói... Đó là những gì các bác sĩ, nhân viên chuyên trách về phòng chống cúm A/H1N1 đã trải qua.

“Nửa đêm, đang ngon giấc thì bị dựng dậy để tư vấn sức khỏe. Lúc thì tư vấn bệnh sổ mũi, nhức đầu, khi thì giải tỏa tâm lý bất an cho bà bầu, Việt kiều, người lao động..., riết rồi mình trở thành bác sĩ đa khoa hồi nào không hay”. Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TPHCM, chia sẻ như vậy khi ngành y tế TP triển khai công tác phòng chống cúm A/H1N1 và phân công ông túc trực đường dây nóng.

Làm dâu trăm họ
 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã chỉ đạo ngành y tế phải chăm lo về chính sách, bảo đảm tính mạng cho những người chống dịch. Trong năm nay, hội đồng khen thưởng Nhà nước sẽ tôn vinh những người có công phòng chống dịch bệnh.

Hằng ngày, ngoài việc liên tục  đi lại, đôn đốc nhân viên cập nhật số liệu báo cáo khẩn cho cấp trên..., bác sĩ Phan Văn Nghiệm còn phải tất bật trả lời thông tin cúm cho người dân. Chiếc điện thoại di động của ông được mở 24/24 giờ, ngoài ra, 3 chiếc điện thoại bàn tại phòng làm việc của ông cũng không lúc nào ngơi nghỉ. Bình thường, ông được giao nhiệm vụ đón con sau giờ học nhưng từ khi phụ trách đường dây nóng, nhiệm vụ này được ông phó thác cho vợ hoặc đồng nghiệp. Nhiều bữa phải nhai qua quýt bánh mì chống đói và đến 24 giờ mới về tới nhà. Có đêm đang ngủ bên vợ thì điện thoại rung, ông phải lén xách máy ra ngoài lan can “tư vấn” cho người dân.
 
Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, xử lý công việc đã vất vả, nhưng nghe điện thoại mới là “cực hình”. Có đủ dạng người gọi ông, từ bà bầu lo lắng về thai nhi, người lao động VN đang làm việc tận Hàn Quốc nhờ chỉ giùm cách phòng chống dịch cúm đến những khách du lịch chất vấn với giọng điệu khó chịu và thỉnh thoảng còn có kẻ gọi điện để... quấy phá. Nói về công việc “làm dâu trăm họ”, bác sĩ Nghiệm cho biết có hôm mới vào quán gọi tô phở chưa kịp ăn thì phải trả lời điện thoại về cúm cho một Việt kiều ở tận bên Mỹ, nói xong thì tô phở nguội ngắt.
 

Bác sỹ Phan Văn Nghiệm đang chỉ đạo công tác phòng chống cúm A/H1N1 tại sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM.

 
Mới đây nhất, trường hợp anh em ruột người Mỹ chuẩn bị xuất cảnh về nước nhưng buộc phải giữ lại do nghi ngờ cúm đã làm cho ông một phen vất vả. Đêm đó, ông phải thức trắng để lo mọi việc, từ thảo công văn khẩn gửi lãnh sự quán, sắp xếp chỗ ăn ở, các thủ tục khứ hồi vé máy bay, cam kết bảo đảm việc làm của họ khi về nước... “Mệt lắm nhà báo ơi, nhiều khi mình giống như một điện thoại viên tổng đài chuyên về sức khỏe, dự báo thời tiết. Nhưng công việc mà, gia đình biết vậy nên cũng thông cảm cho tôi lắm” - bác sĩ Nghiệm tâm sự.

Hạ mình vì cộng đồng

Không riêng gì bác sĩ Nghiệm, đội ngũ bác sĩ tại các cửa khẩu quốc tế cũng không tránh khỏi những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, kể mới đây trong lúc triển khai đo thân nhiệt giám sát dịch cúm A/H1N1 tại các cửa khẩu quốc tế, cán bộ kiểm dịch cửa khẩu đã bị hành khách phản ứng dữ dội, thậm chí còn bị chửi bới. Số là, trong công tác phòng chống cúm A/H1N1, địa phương thực hiện với phương châm “giám sát kỹ, không bỏ lọt bệnh”, nghĩa là bất kỳ hành khách nào khi qua cửa khẩu cũng bị “vịn” lại để đo thân nhiệt. Nhưng vì thiếu máy đo thân nhiệt hồng ngoại nên phải dùng máy đo thủ công gí vào người hành khách để đo. Hành khách có cảm tưởng mình đang bị gí súng vào người nên đã phản ứng rất dữ. “Công việc mà, làm riết rồi cũng quen, anh em đã có kinh nghiệm trong việc chống cúm A/H5N1 trước đây rồi, tự hạ mình một chút cho được việc có sao đâu. Nhưng không phải vì thế mà thiếu cương quyết với hành khách cố tình” - bác sĩ
Cường chia sẻ.

Còn đối với bác sĩ Hoàng Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM, trong những ngày này, công việc không lúc nào ngơi tay, nghỉ mắt. Cả ngày ông cùng lực lượng liên quan phải ra sân bay đội nắng đợi máy bay hạ cánh để làm công tác phòng chống cúm A/H1N1 từ xa như hướng dẫn hành khách, phát tờ điều tra sức khỏe đối với người nhập cảnh...
 
Cách ly thêm 8 trường hợp thân nhiệt cao

Ngày 29-5, Sở Y tế TPHCM đã cách ly thêm 8 trường hợp thân nhiệt cao để xét nghiệm cúm A/H1N1. Trong đó, 6 trường hợp âm tính với cúm A/H1N1 và được xuất viện.
 
Trong khi đó, Bộ Y tế  vừa có văn bản hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A/H1N1 cho các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước. Theo đó, tất cả các bệnh phẩm cần phải được bảo quản trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ 40C và chuyển đến nơi xét nghiệm trong vòng 48 giờ. Trường hợp không thể chuyển bệnh phẩm đến nơi xét nghiệm trong vòng 48 giờ, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ -70°C hoặc -20°C.

Ng.Thạnh - N.Dung
 
Theo Người Lao động
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 1 ngày trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 3 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 4 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 4 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 4 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top