Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ GD&ĐT trả lời về dạy tiếng Nga, Trung Quốc từ lớp 3

Thứ sáu, 08:47 23/09/2016 | Xã hội

Tối 22/9, Bộ GD&ĐT có văn bản giải đáp thắc mắc của dư luận liên quan dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông.

Mới đây, thông tin từ hội nghị trực tuyến về Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT tổ chức cho biết lộ trình: Đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc giảng dạy hệ 10 năm từ năm 2017.

Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng thời đại hội nhập cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông là lạc hậu.

Ý kiến khác chia sẻ học sinh hiện phải học quá nhiều ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT nên chú tâm nâng cao trình độ tiếng Anh.

Về kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ GD&ĐT cho biết ngoại ngữ thứ nhất là bắt buộc.

Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ nhất.

Năm 2011, Bộ trưởng GD&ĐT ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai, tùy nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, THCS, THPT đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Việc lựa chọn ngoại ngữ nào là thứ nhất tùy thuộc điều kiện, nhu cầu của địa phương chứ Bộ không quy định cứng.

Học sinh tại Hà Nội học tiếng Anh của thần đồng Đỗ Nhật Nam. Ảnh minh họa: Hoàng Anh.
Học sinh tại Hà Nội học tiếng Anh của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam. Ảnh minh họa: Hoàng Anh.

Trước đó, trao đổi với Zing.vn, đại diện Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc đã và đang được dạy và học như ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay ở cấp THCS và THPT theo chương trình 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12).

Ví dụ, tiếng Trung Quốc được dạy ở các tỉnh thành: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn, trong đó tiếng Hàn và tiếng Đức đã được cấp phép.

Trước câu hỏi từng có thời gian tiếng Nga cực thịnh trong các trường phổ thông lẫn đại học, nhưng sau đó bị "chối bỏ", giáo viên phải đi học bồi dưỡng để chuyển sang dạy tiếng Anh, Ban đề án cho biết: "Việc chọn ngoại ngữ nào và dạy học theo hình thức bắt buộc (ngoại ngữ thứ nhất) hay tự chọn (ngoại ngữ thứ hai) tùy nhu cầu, điều kiện của địa phương, nhà trường, người học nên sẽ không xảy ra tình huống bị "chối bỏ" hay gặp phản ứng của dư luận".

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đã và đang được dạy và học là ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay tại một số địa phương, trường học, nhất là trong các trường THPT chuyên. Tiếng Trung Quốc đang được dạy và học ở các tỉnh, thành: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng, để đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất, đề án đã trình Bộ trưởng kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng Chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới – 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12. Việc triển khai xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo tính phù hợp khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay.

Nếu được phê duyệt, Ban đề án sẽ phối hợp các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình từ năm học 2017-2018. Thời gian và quy mô triển khai sẽ dựa trên cơ sở điều kiện dạy học của địa phương, trường học, nhu cầu và nguyện vọng của người học. Nếu triển khai, quy mô ban đầu cũng sẽ nhỏ từ 2 tới 5 lớp mỗi ngoại ngữ.

Lý giải về băn khoăn đề án đưa nhiều ngoại ngữ vào trường học, trong khi tiếng Anh được cho là dạy chưa tốt, đại diện Ban đề án phân tích: Chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ khác.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Pháp luật - 29 phút trước

GĐXH - Nhóm đối tượng khoảng 20 người mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn với đối thủ. Không gặp được, chúng quyết định “lang thang” trên đường, thấy ai nghi ngờ là đánh.

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Thời sự - 2 giờ trước

40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khi đang đỗ trong khuôn viên Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đang xác minh, làm rõ vụ ẩu đã giữa nhóm thanh niên với người đàn ông xảy ra trên địa bàn.

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi đã uống rượu, Thật nảy sinh ý định thực hiện hành vi phạm tội.

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Pháp luật - 2 giờ trước

Người điều hành trang "Thiên địa" với cáo buộc phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy là đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc diện khuyết tật nặng.

Đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, nhiều điểm mới hàng triệu tài xế cần biết

Đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, nhiều điểm mới hàng triệu tài xế cần biết

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ ra tháng 4, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi ra sao?

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi ra sao?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, không khí lạnh yếu tràn xuống ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Nhiều nơi có mưa to đến rất to.

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 4 giờ trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Top