Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ miễn học phí sư phạm: Còn ai “dũng cảm” vào sư phạm?

Thứ ba, 08:28 20/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng loạt những thay đổi, dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đối với sinh viên sư phạm trong thời gian tới như: Bỏ quy định miễn học phí, giữ điểm sàn sư phạm, siết chặt giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm... khiến nhiều thí sinh, sinh viên và các chuyên gia giáo dục lo lắng sức hút của các trường sư phạm sẽ giảm mạnh. Tình trạng dư thừa giáo viên cũng là một trở ngại nguy cơ học xong ra trường thất nghiệp nhưng vẫn phải tìm cách trả nợ ngân hàng.


Năm 2018, tuyển sinh vào các trường sư phạm có nhiều thay đổi.     Ảnh minh họa: Q.Anh

Năm 2018, tuyển sinh vào các trường sư phạm có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa: Q.Anh

Mất “trợ giúp” vì bỏ miễn học phí?

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được thảo luận, xem xét một cách kỹ lưỡng ở rất nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý nhất là chính sách học phí của sinh viên các trường sư phạm. Theo đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, học phí sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác. Lý do bởi, hiện nay số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm... Cần bỏ quy định miễn học phí đối với đào tạo sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm.

Khá đồng tình trước dự kiến bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, PGS.TS Lê Kim Long, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết, chính sách này kéo dài quá lâu, được bắt đầu từ năm 1996 - thời điểm các trường đào tạo giáo viên rất khó tuyển sinh. Thế nhưng, kéo dài một chính sách tới 22 năm không còn phù hợp với đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục làm cho sinh viên tự chủ, chủ động, tự trọng, tự giác trong học tập. Nhiều sinh viên con nhà nghèo phải lăn lộn trong cuộc sống nhưng biết bố trí thời gian hợp lý vừa đi làm mà học rất tốt. Vì thế, câu chuyện bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm cần được làm ngay để khuyến khích người học chủ động trong học tập.

Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Kim Long phân tích thêm: “Chính sách cho sinh viên vay tiền ngân hàng lãi suất thấp để đóng học phí đã được thực hiện từ lâu, nhưng giờ người ta không tha thiết vì không chắc chắn tốt nghiệp có tìm được việc làm để trả nợ. Bên cạnh đó, làm giáo viên lương thấp lại bị ngân hàng trừ tiền học phí đã vay trước đây thì họ càng không muốn. Tôi nghĩ, chính sách cho vay tín dụng được áp dụng giống nhau với mọi đối tượng và không có sự phân biệt giữa sinh viên sư phạm và các ngành khác; chỉ nên quy định mức vay tối thiểu và tối đa. Cần có những chính sách bổ trợ cho sinh viên sư phạm khi ra trường có việc làm, ưu tiên về lương”.

Đối với các sinh viên sư phạm, thí sinh đang có ý định thi vào sư phạm năm nay cũng cảm thấy “chùn chân” vì chính sách miễn học phí nhiều khả năng sẽ không còn. “Năm nay em định đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm, nhưng thấy nhiều người khuyên can quá. Ngay cả các anh chị sinh viên đang học sư phạm hiện nay cũng khá lo lắng bởi nếu không được miễn học phí sẽ rất tốn kém, mà nếu vay ngân hàng để trả học phí sau này ra trường lương thấp, khả năng xin việc cũng khó cũng biết bao giờ mới trả hết nợ nần. Em thấy, nếu không có chính sách thu hút sẽ khó mà có nhiều thí sinh giỏi đăng ký vào sư phạm, vì cùng mức điểm nhưng ngành, nghề khác có triển vọng nhiều hơn về việc làm, mức lương”, thí sinh Minh Hằng (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội).

Sức hút sẽ giảm mạnh?

Không chỉ có dự kiến bỏ miễn học phí sư phạm, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cũng có rất nhiều sự thay đổi trong đào tạo sư phạm với những tiêu chí cao hơn trước. Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, Trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên. Còn đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chỉ xác định điểm sàn đối với ngành Sư phạm, những ngành khác do trường tự xác định.

Như vậy, dù xét tuyển theo phương thức nào ở kỳ tuyển sinh năm nay cũng sẽ rất chặt chẽ đối với các trường sư phạm. Để đảm bảo chất lượng, cơ chế xét tuyển theo học lực THPT hoặc điểm sàn sư phạm cũng khiến các trường đào tạo sư phạm nhiều khả năng sẽ có những thí sinh chất lượng hơn so với năm 2017. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, những thay đổi nói trên có “làm khó” các trường hay không khi mà sức hút vào các trường này đang mất dần vị thế trong tuyển sinh, các trường sư phạm đã không còn “hot” và ngày càng ít thí sinh giỏi lựa chọn.

Trong những năm gần đây, nhiều sinh viên sư phạm dù muốn gắn bó với nghề nhưng ra trường nhiều năm vẫn không tìm được công việc đúng ngành, vì hiện nay tình trạng dư thừa giáo viên ở mức lớn. “Nếu giờ để bỏ khoản tiền lớn nộp học phí mà ra trường bấp bênh xin việc sẽ khó thu hút sinh viên, đặc biệt là những thí sinh giỏi. Ngay cả đội ngũ giáo viên hiện nay cũng rất “bấp bênh”, lương thấp nhiều thầy, cô phải tăng cường dạy thêm để “trụ” với nghề. Giáo viên bây giờ đều có lời khuyên con cái, người thân đừng thi vào sư phạm vì khó xin việc, lương thấp”, một giáo viên phổ thông ở Hà Nội tâm sự.

Kiến nghị một số giải pháp để tăng sức hút đối với sinh viên giỏi vào sư phạm, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: “Chọn vào các ngành “hot”, công an, quân sự là ưu tiên của nhiều học sinh giỏi hiện nay cũng là điều dễ hiểu vì không phải vất vả xin việc, công việc lương cao... Muốn thu hút thí sinh giỏi không phải đặt yêu cầu cao hơn, mà cần phải công bố các chính sách ưu tiên cho đào tạo sư phạm như: Tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; cho sinh viên vay tiền đi học; có việc làm khi ra trường, lương giáo viên phải tương xứng để yên tâm công tác... Chứ lương không tăng, dư thừa và thất nghiệp nhiều thì khó có thể thu hút được thí sinh”.

Trước những băn khoăn về mối lo các trường sư phạm khó tuyển sinh trong năm 2018, lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay, việc có ngưỡng điểm xét tuyển riêng sư phạm có thể số lượng trúng tuyển hoặc đăng ký xét tuyển sẽ ít đi nhưng chúng tôi không sợ thiếu nhân lực vì trong thời gian vừa qua nhân lực đào tạo đã khá dồi dào. Chúng tôi sẽ cân đối chỉ tiêu trong ngành sư phạm trên cơ sở sử dụng giáo viên ở các địa phương trong những năm tới. Khi chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên đã dựa vào nhu cầu sử dụng lao động thì tỷ lệ việc làm sau đại học sẽ được đảm bảo hơn. Đó là yếu tố thu hút các em học sinh giỏi vào trường sư phạm.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người thân của kẻ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Tôi sốc không ngủ được...'

Người thân của kẻ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Tôi sốc không ngủ được...'

Pháp luật - 6 giờ trước

Người nhà cho hay, khi biết Tô Thị Ty Na chơi bời, bài bạc thì có khuyên bảo nhưng bản tính ngang bướng, không ai chuyện trò được. Bà này thường xuyên vắng nhà, không chăm sóc con cái, đến ngày giỗ chồng, giỗ con cũng chỉ thuê người nấu đồ cúng chứ không về nhà.

'Biển người' hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương

'Biển người' hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Thời sự - 8 giờ trước

Chiều 6/4 (9/3 Âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, vãn cảnh trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Người mẹ giết con trục lợi bảo hiểm từng đi tù vì tội trộm cắp

Người mẹ giết con trục lợi bảo hiểm từng đi tù vì tội trộm cắp

Pháp luật - 9 giờ trước

Tô Thị Ty Na - người mẹ ác quỷ nghi giết con trai để trục lợi bảo hiểm từng lĩnh mức án 40 tháng tù giam vì tội trộm cắp tài sản.

Nhiều người văng xuống đường sau cú va chạm giữa xe khách và xe đầu kéo ở Tuyên Quang

Nhiều người văng xuống đường sau cú va chạm giữa xe khách và xe đầu kéo ở Tuyên Quang

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe đầu kéo xảy ra trên đoạn đường qua huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) khiến 4 người trên xe khách rơi xuống đường, nhiều người khác bị thương.

Con giáp hay dính phải thị phi chỉ vì quá ưu tú

Con giáp hay dính phải thị phi chỉ vì quá ưu tú

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Sự ưu tú, nổi trội hơn người khiến những con giáp này dễ trở thành tầm ngắm của những kẻ tiểu nhân. Quả thật là "nằm không cũng trúng đạn" mà!

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Đến công viên tập thể dục, người đàn ông bị 'cuỗm' hàng chục triệu đồng

Đến công viên tập thể dục, người đàn ông bị 'cuỗm' hàng chục triệu đồng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Bỏ hơn 52 triệu đồng trong cốp xe máy để ở công viên đi tập thể dục, khi ra về phát hiện mất tài sản, người đàn ông trình báo công an.

Thanh Hóa có bao nhiêu công chức cấp xã trước khi sát nhập?

Thanh Hóa có bao nhiêu công chức cấp xã trước khi sát nhập?

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH – Tính từ năm 2017 đến nay, Thanh Hóa là địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước. Đến ngày 1/3/2025, toàn tỉnh có 10.799 công chức xã.

Hai xe máy đấu đầu trên quốc lộ 1A, 3 người thương vong

Hai xe máy đấu đầu trên quốc lộ 1A, 3 người thương vong

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Hai xe máy đấu đầu khi đang di chuyển trên quốc lộ 1A trong đêm làm 2 người tử vong, 1 người thương nặng, phương tiện hư hại nghiêm trọng.

 'Thông chốt' lao xe vào CSGT, nam thanh niên bị khởi tố

'Thông chốt' lao xe vào CSGT, nam thanh niên bị khởi tố

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra của CSGT mà tăng tốc, lao xe vào một cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ sau đó bỏ chạy khỏi hiện trường.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Xã hội

GĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Top