Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và đại tràng

Thứ sáu, 13:39 20/12/2019 | Sống khỏe

Sarah được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột ngay trước thềm Giáng sinh, khi cô đang chuẩn bị bữa tiệc cho gia đình nhỏ của mình.

Sarah Bates, 42 tuổi, một giáo viên kịch đến từ Anh gây sốt khi chia sẻ câu chuyện của chính mình khi bị ung thư ruột chỉ vì bỏ qua những dấu hiệu nhỏ trên cơ thể.

Lần đầu tiên Sarah nhận thấy điều bất thường là lúc nghỉ thai sản vào năm 2015. Sau khi đi vệ sinh, Sarah thấy có một lượng máu nhỏ trong bồn cầu, nhưng lúc đó cả cô và chồng đều nghĩ đó là triệu chứng vô hại.

Bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và đại tràng - Ảnh 1.

Lần đầu tiên Sarah nghi ngờ có gì đó không ổn khi cô nhận thấy có phân trong máu khi đi vệ sinh.

Nhưng không ngờ tình trạng chảy máu trong phân vẫn tiếp diễn một năm sau đó, Sarah đã đến gặp bác sĩ và cô được xét nghiệm nội soi dạ dày.

"Không có quá nhiều máu và bác sĩ dường như không quá quan tâm, nhưng tình trạng kéo dài lâu nên tôi cũng muốn kiểm tra", Sarah chia sẻ.

Hai tuần sau đó, kết quả kiểm tra cho thấy trong niêm mạc đại tràng của người mẹ 3 con xuất hiện polyp tăng trưởng nhỏ. Bác sĩ nói rằng không có gì nguy hiểm và đã phẫu thuật loại bỏ chúng. Nhưng sau nửa năm, dấu hiệu ra máu lại tiếp diễn ở mức nghiêm trọng hơn.

"Bác sĩ dặn dò tôi rằng polyp có khả năng quay trở lại nhưng tôi không cần lo lắng và nên theo dõi định kỳ", Sarah kể lại, "Nhưng phải mãi đến hơn nửa năm sau đó, triệu chứng đi phân ra máu quay trở lại, tôi mới đi khám lại lần nữa".

Sarah tiến hành nội soi dạ dày lần thứ hai với tinh thần tích cực nhưng kết quả lần này lại khiến cô ngã quỵ. Sarah được chẩn đoán bị ung thư ruột giai đoạn 3, khối u ác tính và đã di căn nhiều nơi trong cơ thể. Để bảo vệ tính mạng, cô buộc phải cắt bỏ tử cung và một phần đại tràng. Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, sau đó là 15 tuần hoá trị đầy mệt mỏi.

Bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và đại tràng - Ảnh 2.

Sarah vô cùng hối hận vì đã bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, khiến bản thân giờ đây phải cắt bỏ tử cung và đại tràng vì ung thư ruột.

Chia sẻ với mọi người, Sarah tiết lộ bản thân vô cùng hối hận vì đã bỏ qua dấu hiệu ung thư khi đi vệ sinh nhiều năm trước, khiến bản thân giờ đây phải cắt bỏ tử cung và đại tràng.

"Tôi thức dậy sau ca phẫu thuật, nhìn thấy chồng bên cạnh khiến tôi cảm thấy rất xúc động và nhẹ nhõm. Thời gian khó khăn nhất là 15 tuần hóa trị nhưng tôi may mắn có gia đình bên cạnh", Sarah bồi hồi nhớ lại.

Sau khi phẫu thuật và nhiều lần khám định kỳ, bác sĩ không thấy tế bào ung thư của Sarah tái phát trở lại nhưng sau lần chủ quan vừa rồi, cô vẫn luôn chú ý đến những triệu chứng bất thường của cơ thể.

Bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và đại tràng - Ảnh 3.

Sau khi trải qua quãng thời gian điều trị ung thư, Sarah rất trân trọng từng khoảnh khắc được sống cùng gia đình của mình.

Qua câu chuyện của mình, Sarah muốn cảnh báo mọi người rằng không bao giờ bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể. Nếu chúng xuất hiện, hay đến bệnh viện khám ngay lập tức. Việc phát hiện bệnh sớm có thể giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hơn rất nhiều.

Ung thư ruột là gì?

Ruột là bộ phận  của ống tiêu hóa có chức năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ruột nối giữa dạ dày và đại tràng, được chia làm 3 bộ phận chính bao gồm:

- Tá tràng: liên tiếp dạ dày

- Hỗng tràng: phần ở giữa

- Hồi tràng: phần cuối cùng, liên tiếp với đại tràng

Bỏ qua dấu hiệu nhỏ khi đi vệ sinh, người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và đại tràng - Ảnh 4.

Ung thư ruột xảy ra khi các tế bào ruột bị biến đổi và phát triển không có kiểm soát, tạo thành khối u.

Triệu chứng ung thư ruột là gì?

Triệu chứng ung thư ruột giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ với các dấu hiệu sau đây. Tuy nhiên các triệu chứng này đều không đặc hiệu và có thể gặp trong các bệnh đường tiêu hóa khác:

- Có máu trong phân: có máu đỏ tươi trong phân, đa số đi ngoài phân đen, màu như bã cà phê.

- Tiêu chảy: là tình trạng đi ngoài phân nước > 3 lần/ngày.

- Đau bụng: đau âm ỉ, mơ hồ, ít khi đau dữ dội.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân, thường gặp trong ung thư ruột giai đoạn cuối.

- Nôn hoặc buồn nôn.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 9 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 9 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 12 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top