Bố sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để hiệu quả?
GiadinhNet - Đối với trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, can thiệp đúng lúc và có hiệu quả sẽ giúp giải quyết các tác động của việc thiếu dinh dưỡng, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và duy trì tăng trưởng dài hạn.
Sớm phát hiện các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ
“Phòng hơn chữa”, việc sớm phát hiện các vấn đề về dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ để kịp thời có giải pháp là rất quan trọng. Sự tăng trưởng thể chất khỏe mạnh và sự phát triển trí não của trẻ đòi hỏi đúng lượng vi chất dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng đa lượng. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều có thể làm tăng nguy cơ đối với các vấn đề tăng trưởng và một số bệnh mãn tính nhất định trong tương lai.
Một số biểu hiện giúp phát hiện nguy cơ thiếu dinh dưỡng là trẻ tăng trưởng kém như thấp còi, nhẹ cân hơn tuổi; trẻ có sức đề kháng kém, bệnh thường xuyên; trẻ kém ăn, biếng ăn, có chế độ ăn kém đa dạng… cũng như khi trẻ có biểu hiện tăng trưởng chậm lại so với đà của mình.
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam nhấn mạnh: "Cha mẹ nên theo dõi vấn đề dinh dưỡng hoặc tăng trưởng của trẻ và tìm đến chuyên gia để được tư vấn giải pháp can thiệp về dinh dưỡng nếu trẻ có vấn đề về tăng trưởng. Can thiệp về dinh dưỡng đúng lúc sẽ giúp giải quyết tức thời các tác động của việc thiếu dinh dưỡng, ví dụ như ăn uống không hợp lý hoặc các vấn đề khi trẻ không muốn ăn uống một vài loại thức ăn”.

Chú ý tăng đa dạng thức ăn cho trẻ
Nếu trẻ chỉ ăn mãi một vài loại thức ăn thì không những có thể thấy chán ăn vì món ăn đơn điệu mà còn có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, nhất là có nguy cơ thiếu các vi chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, như vitamin A, C, D, E, K, các vitamin nhóm B và các khoáng chất như sắt, kẽm, i ốt, selen...
Các bố mẹ nên lưu ý tăng đa dạng thức ăn để đảm bảo trẻ được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tốt và giảm nguy cơ bệnh tật. Chuyên gia khuyên trẻ cần được ăn đầy đủ các loại thực phẩm từ bốn nhóm thực phẩm là nhóm chất bột đường (các loại ngũ cốc và củ…), nhóm chất đạm (thịt, hải sản, trứng, sữa…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ…), nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, hải sản, sữa...). Tuy nhiên, lượng thức ăn và khẩu phần ăn phải hợp lý, không nên dồn ép bé ăn quá nhiều nhóm thực phẩm một lúc, mà phải chú ý sự cân đối. Một bí quyết cho mẹ là bữa ăn nhiều màu sắc vừa khiến bé vui mắt và có hứng thú, ăn ngon miệng hơn, vừa đảm bảo sự đa dạng của các nhóm thực phẩm.

Đa dạng dinh dưỡng là giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng.
Kết hợp bổ sung dinh dưỡng đường uống
Đối với trẻ tăng trưởng kém, can thiệp kết hợp bổ sung dinh dưỡng đường uống rất hữu ích để thúc đẩy bắt kịp tăng trưởng. Bổ sung dinh dưỡng đường uống cũng có thể được sử dụng như phụ trợ để duy trì tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng.
Một nghiên cứu mới đây có tên “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, chỉ số đa dạng thức ăn, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng” thực hiện trên một nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3-4 có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn có tư vấn và uống ít nhất 2 ly dinh dưỡng bổ sung mỗi ngày sẽ bắt kịp tăng trưởng sau 9 tuần, và tăng đa dạng thức ăn, giảm số ngày ốm sau 16 tuần.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc can thiệp bao gồm tư vấn dinh dưỡng đi kèm với tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đường uống đã giúp duy trì tăng trưởng bình thường sau khi bắt kịp tăng trưởng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.

Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong nghiên cứu là PediaSure do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã được công nhận trên các tạp chí khoa học uy tín là tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Science), tạp chí Dinh dưỡng con người và Tiết chế (Journal of Human Nutrition & Dietetics). Cho đến nay, PediaSure là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học Dinh dưỡng này.
Tiến sĩ Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition cho biết: “Bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài, như sử dụng PediaSure, giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tăng tiêu thụ năng lượng và các dưỡng chất chủ yếu để tăng trưởng vốn được biết là thiếu ở nhiều trẻ em châu Á, như canxi, sắt, vitamin A và C. Trong khi đó, sử dụng PediaSure kéo dài không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới tiêu thụ các nhóm thực phẩm hàng ngày”.
D. An

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 40 phút trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 1 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 6 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 7 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.