Bộ Y tế: Mức độ cảnh giác phải được nâng lên mức cao nhất trong phòng dịch
GiadinhNet- Dù chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương, tuy nhiên Bộ Y tế nhận định dịch sẽ kéo dài, xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng...
Tại cuộc họp giao ban về công tác phòng chống dịch COVID-19 với giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành chiều 19/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải đẩy mạnh tất cả các phương án ứng phó tình huống khi dịch xảy ra, nâng cao mức độ cảnh giác.
Các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài
Tại cuộc họp, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát, số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài. "Chúng ta sẽ không có giờ phút nào bình yên từ nay đến khi có vaccine. Thậm chí khi có rồi, chúng ta phải tiêm được cho cộng đồng, cho người dân thì mới có thể an tâm hơn phần nào" - Quyền Bộ trưởng chia sẻ và nhấn mạnh: Phải xác định sẵn sàng có dịch.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc giao ban với Sở Y tế 63 tỉnh, thành chiều 19/8. Ảnh: Minh Trần
GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu rõ lần này dịch diễn biến phức tạp, do đó phải nâng cao cảnh giác, có thể xuất hiện chùm ca bệnh, ca bệnh tại cộng đồng vì tốc độ lây lan của dịch lần này khá nhiều. Từng gia đình có thể trở thành ổ dịch, lần trước chỉ có khoảng 40 ổ dịch, lần này đã lan khoảng 150 ổ.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tới đây sẽ tiếp tục có mầm bệnh âm thầm lây lan trong cộng đồng, trong đó việc kiểm soát COVID- 19 tại các cơ sở y tế là "điều chúng ta cần để ý".
"Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải làm gì khi dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý. Đấy là lý do tại sao Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia trung ương đến hỗ trợ các địa phương", Quyền Bộ trưởng nói. Vì vậy, các địa phương phải nâng mức cảnh giác ở mức cao nhất để phát hiện sớm và kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải nâng rất cao mức độ cảnh giác để phát hiện sớm, kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch, tránh lây lan dịch ở cộng đồng. Ảnh: Minh Trần
Liên quan đến vaccine, Quyền Bộ trưởng cho biết Bộ Y tế đang rất nỗ lực trong tiếp cận vaccine. Bộ đã liên hệ, trao đổi, đặt hàng với một số đơn vị có vaccine trên quan điểm là tìm mọi phương pháp tiếp cận, dưới mọi góc độ để sớm nhất có được vaccine cho người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, "sẽ không bao giờ có thể sớm được. Ước tính nếu có thì sớm nhất là nửa năm sau 2021, lúc đó chúng ta mới có thể tiếp cận được với vaccine. Từ giờ đến thời điểm đó, chúng ta phải luôn thường trực chiến đấu" - Quyền Bộ trưởng khẳng định.
Chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm
Chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm là yêu cầu của Bộ Y tế với tất cả các cơ sở y tế. Ví như Khánh Hoà tối thiểu phải đạt 2.000 mẫu/ngày, vì đây là địa phương có nhiều khách du lịch.
Trước đề xuất của tỉnh Kiên Giang về việc cần có sự hỗ trợ của Viện Pasteur TP.HCM về năng lực xét nghiệm nếu có dịch bệnh xảy ra nhiều, Quyền Bộ trưởng cho hay Viện có thể sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên nếu như các địa phương của khu vực miền Tây đều đồng loạt xảy ra dịch bệnh thì lực lượng của Viện Pasteur sẽ phải chia sẻ.

Buổi giao ban có sự tham gia của 63 Sở Y tế trong cả nước. Ảnh: Minh Trần
"Do đó, tôi đề nghị không riêng gì Kiên Giang mà các địa phương trong cả nước cần phải chủ động, thực hiện chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ", trong trường hợp cần thiết thực sự mới cần đến trung ương hỗ trợ", GS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các địa phương chủ động trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế và thực hiện sàng lọc. Đồng thời, các địa phương phải nâng cao năng lực xét nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng chống dịch, tránh tâm thế trông chờ, thụ động. Phải chủ động trong các tình huống ca bệnh tăng để huy động năng lực xét nghiệm.
"Xét nghiệm rất quan trọng, từ xét nghiệm chúng ta mới có thể nhanh chóng truy vết, giám sát, cách ly, khoanh vùng, dập dịch", GS. Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Về vấn đề trang thiết bị phòng hộ cho chống dịch, các địa phương phải chuẩn bị giường cấp cứu, nhân lực. Trong trường hợp nếu khoa chạy thận nhân tạo có bệnh nhân thì phải ngay lập tức tách ngay những người đang chạy thận ra khỏi khu vực khác, tuyệt đối không được chủ quan.
Phân tích các bài học từ Đà Nẵng, Quảng Nam hay Hải Dương, Quyền Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc phải phản ứng một cách rất khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ, thần tốc, không thể chậm trễ.
"Việc truy vết, cách ly thật nhanh các ca F1, đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, ra khỏi gia đình đó, ra khỏi khu dân cư, mới khống chế kiểm soát được. Nếu lơ là, không cách ly tập trung F1, hay truy vết nhanh F1 thì rất khó kiểm soát" - GS.TS Nguyễn Thanh Long nói và nhấn mạnh với các địa phương, phải lên kịch bản huy động các địa điểm cách ly tập trung trong tình huống cấp bách.
Để cơ sở y tế có kế hoạch ứng phó chủ động, phối hợp nhịp nhàng, Quyền Bộ trưởng yêu cầu phải có kịch bản nếu phong toả bệnh viện này thì phải có bệnh viện kế cận, hoặc đội ngũ kế cận khác để thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nhân, nếu các bệnh nhân cấp cứu không được cứu chữa kịp thời sẽ tử vong đáng tiếc.
"Phải bảo vệ bằng được các bệnh viện, đội ngũ nhân viên y tế và những điểm cốt tử trong bệnh viện như phòng khám, khoa hồi sức tích cực, nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhóm chạy thận nhân tạo, các bệnh nhân có nhiều bệnh nền, bệnh mãn tính..." - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.
"Chúng ta không được nghĩ bệnh viện ngoại khoa, chuyên khoa đặc biệt thì sẽ không có COVID-19 mà phải sẵn sàng tâm thế chống dịch quyết liệt", ông nói thêm.
Yêu cầu các địa phương, các cơ sở y tế trên toàn quốc rà soát lại các kịch bản ứng phó về COVID-19 trên địa bàn, hoặc trong cơ sở y tế, để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất (bị phong toả, nhiều bệnh nhân hay cán bộ y tế mắc bệnh), GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh việc tổ chức kiểm tra giám sát, diễn tập thường xuyên để nâng cao cảnh giác, mức độ ứng phó, đáp ứng nhanh trong phòng chống dịch để không bị luống cuống.
"Chỉ cần chúng ta trễ vài ngày là dịch thêm một chu kỳ lây nhiễm, phải rà soát ngay" - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, vấn đề huy động cộng đồng, thành lập tổ COVID dựa vào cộng đồng cũng rất quan trọng. Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam... đã làm rất tốt việc này. Các địa phương phải đào tạo, tập huấn các tổ này để sẵn sàng ứng phó.
Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương phải luôn luôn nghĩ có thể sẽ xảy ra dịch, do đó, phải rà soát lại cơ sở vật chất, nhân lực hay cơ sở cấp cứu, chuẩn bị trong đào tạo tập huấn, truy vết, lấy mẫu, cách ly, chăm sóc điều trị....
Các kịch bản ở địa phương theo từng cấp độ về cách ly, điều trị, huy động lực lượng cán bộ, bệnh viện dã chiến trong trường hợp cần thiết,... cũng phải được rà soát lại. Địa phương phải chủ động tính đến cả những điều rất nhỏ như trang thiết bị phòng hộ, khẩu trang, găng tay,...
Nhấn mạnh công tác giám sát rất quan trọng, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu các nhà thuốc phải giám sát chặt các trường hợp mua thuốc nghi ngờ như ốm, ho, sốt,... nếu không báo cho cơ sở y tế thì yêu cầu xử lý nghiêm. Đối với các bệnh viện, nếu để tình trạng bệnh nhân nghi ngờ "lọt" thì cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Võ Thu

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu
Y tế - 1 ngày trướcMắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ
Y tế - 2 ngày trướcMột ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 3 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.