Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe

Thứ ba, 16:35 30/08/2022 | Bệnh thường gặp

Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe: 1. Ngũ cốc nguyên hạt; 2. Nước ép bưởi; 3. Trứng gà luộc

Gan là cơ quan tối quan trọng, chúng có vai trò đào thải độc tố, sản xuất mật, tổng hợp các yếu tố đông máu, vì thế khi gan suy yếu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Viện sĩ Li Lanjuan, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: Buổi sáng là thời điểm vàng để gan được nuôi dưỡng. Có câu "Kế hoạch của một ngày nằm ở buổi sáng", nghĩa là vào thời điểm bắt đầu một ngày mới, cơ thể rất cần được nuôi dưỡng bằng những gì tốt đẹp nhất để khỏe mạnh suốt cả ngày.

Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe - Ảnh 1.

Viện sĩ Li Lanjuan.

Bữa sáng thường là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng cho gan, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc các tình trạng như bệnh gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, chúng ta rất dễ tiêu thụ bữa sáng giàu calo, nghèo chất dinh dưỡng vì chưa biết cách lựa chọn thực phẩm. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy 4 món ăn sáng lành mạnh, dễ chuẩn bị, đầy đủ chất dinh dưỡng và vô cùng tốt cho sức khỏe của lá gan.

4 món ăn sáng tốt cho sức khỏe lá gan

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay cho tinh bột trong bữa sáng là một thói quen có thể giúp giảm mỡ trong gan. Thói quen này có thể làm tăng đáng kể chất xơ, giảm chất béo và các thành phần gây viêm có trong các loại carbs tinh chế.

Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe - Ảnh 2.

Tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay cho tinh bột trong bữa sáng là một thói quen có thể giúp giảm mỡ trong gan.

Một điều khác bạn có thể làm nếu thèm thứ gì đó ngọt hơn một chút vào buổi sáng là "chọn trái cây thay vì bánh ngọt". Điều này sẽ vẫn cung cấp cho bạn một số chất xơ hữu ích và thỏa mãn cảm giác thèm ngọt mà không cần thêm đường.

2. Nước ép bưởi

Nước chiếm gần 70% cơ thể con người và đóng vai trò là hệ thống vận chuyển của cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để có sức khỏe tối ưu. Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp gan phân hủy chất béo, cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện tiêu hóa, loại bỏ độc tố, chống lại sỏi thận và mang lại cho bạn làn da sáng khỏe.

Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe - Ảnh 3.

Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp gan phân hủy chất béo.

Trong đó, nước ép bưởi rất tốt cho gan. Bưởi có chứa hai chất chống oxy hóa chính: naringin và naringenin. Những chất này có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương bằng cách giảm viêm và bảo vệ các tế bào gan. Một nghiên cứu năm 2019 gợi ý rằng naringin có thể bảo vệ chống lại nhiễm mỡ gan do rượu bằng cách giảm stress oxy hóa.

3. Trứng gà luộc

Trứng rất giàu protein, axit amin và khoáng chất, tất cả đều giúp gan khỏe mạnh. Hơn nữa, trứng gà còn chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu cùng với các hợp chất khác, chúng giúp duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào cơ thể và do đó cải thiện mô gan. Trứng cũng được biết đến là nguồn cung cấp choline chất lượng cao, chất dinh dưỡng này có lợi trong việc tăng cường sức khỏe não và gan.

Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe - Ảnh 4.

Trứng rất giàu protein, axit amin và khoáng chất, tất cả đều giúp gan khỏe mạnh.

4. Một tép tỏi

Vào bữa sáng, bạn có thể nhâm nhi một lát tỏi thái mỏng vì chúng rất tốt cho gan. Thực tế, thói quen ăn 1 tép tỏi sống vào buổi sáng, nhất là khi bụng rỗng cũng sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời. Các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2016 cho thấy việc bổ sung chế độ ăn với tỏi có thể giảm trọng lượng cơ thể và lượng mỡ ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Do đó, tỏi góp phần giúp gan khỏe, phòng bệnh tốt hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Top