Buýt nhanh Hà Nội tốn gấp 10
GiadinhNet - Đó là một so sánh đơn giản giữa 2 đề án xe buýt nhanh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong dự kiến, tới năm 2015, người dân Thủ đô sẽ được sử dụng dịch vụ xe buýt hiện đại dù rằng cái giá không hề nhỏ.
![]() |
Cầu vượt lắp ghép Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng vừa làm chưa bao lâu sẽ mất thêm 10 tỷ để buýt nhanh có thể hoạt động. Ảnh: TG |
Quan điểm của Viện quy hoạch và quản lý GTVT về tuyến buýt nhanh Hà Nội trùng với nhận định của Koica khi đề xuất xây dựng tuyết buýt ở TP HCM. Theo Koica việc nghiên cứu mở rộng các tuyến buýt nhanh cần dựa vào các tuyến đường hiện có và hạn chế mở rộng đường vì sẽ thêm chi phí cao. |
14 cây số và… 1.000 tỉ đồng
Theo công bố của Sở GTVT Hà Nội thì từ năm 2015, người dân Thủ đô sẽ được hưởng thụ dịch vụ từ tuyến xe buýt nhanh, khối lượng cao đầu tiên. Tổng chiều dài tuyến buýt nhanh hiện đại này khoảng 14km. Điểm đầu nằm trên đất của bến xe Kim Mã (Nguyễn Thái Học). Hướng tuyến sẽ bám theo đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Ba La - bến xe Yên Nghĩa. Cụ thể, trên đường Giảng Võ, Láng Hạ sẽ có 4 điểm nhà chờ, 4 điểm tiếp theo nằm trên đường Lê Văn Lương. Trên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài sẽ được xây dựng 8 điểm nhà chờ, tuyến Lê Trọng Tấn 2 điểm và đường Quang Trung (Hà Đông) là 3 điểm. Như vậy, với số nhà chờ ít, giãn cách giữa các nhà chờ lớn hơn mức hiện tại, xe được chạy trên một làn đường riêng sẽ giúp hành khách rút ngắn được thời gian đi lại rất lớn so với hiện nay.
Dự án bao gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, mua sắm phương tiện… với giá khoảng 49 triệu USD từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Trung tâm điều hành giao thông được xây dựng tại phần đất của BX Kim Mã (Nguyễn Thái Học). Theo thiết kế, tuyến buýt nhanh số 1 sẽ được đi trên một làn đường riêng, tách biệt với làn đường dành cho phương tiện hỗn hợp. Đường được xây dựng liền kề với dải phân cách của hai làn đường trên toàn tuyến trừ một số đoạn do đường quá hẹp không thể bố trí để mở làn riêng.
Buýt nhanh đi vào khai thác sẽ có tần suất 3-5 phút/chuyến, mỗi chuyến chở 90 khách, tốc độ đạt mức 22km/giờ. Hành khách đi buýt nhanh phải mua vé từ. Các ứng dụng hiện đại sẽ giúp tự động soát vé khi vào nhà chờ và lên xe buýt. Các sự cố phát sinh trên hành trình sẽ được cập nhập về trung tâm điều hành qua hệ thống thiết bị GPS. Đèn tín hiệu tại các nút giao thông mà xe buýt nhanh đi qua sẽ được tích hợp với hệ thống trên xe và Trung tâm điều hành giao thông để ưu tiên xe buýt này đi qua.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, việc đầu tư phát triển buýt nhanh, khối lượng lớn là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Việc hình thành tuyến buýt nhanh sẽ góp phần hạn chế phương tiện cá nhân. Hiện xe buýt đang phải lưu thông lẫn vào dòng phương tiện nên tốc độ di chuyển chậm. Tuy nhiên, làn đường riêng cho xe buýt nhanh sẽ được tính toán để đảm bảo cả việc lưu thông của những phương tiện giao thông khác, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Vừa làm đã sửa vẫn… “không thiếu tầm nhìn”?!
Để thực hiện hạng mục có làn đường riêng cho buýt nhanh ở liền kề giải phân cách các tuyến hiện tại thì nhiều đoạn sẽ phải cắt xén giải phân cách. Cùng đó, trên lộ trình của buýt nhanh nêu trên có 2 chiếc cầu sắt lắp ghép mới đưa vào vận hành. Để xe buýt có trọng tải lớn đi qua thì ngành giao thông Hà Nội tiếp tục phải tính đến phương án gia cố cầu. Với hạng mục này, mới đây, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đã đồng ý tài trợ cho Hà Nội khoản tiền 500.000 USD tương đương trên 10 tỉ đồng để sửa chữa, gia cường cầu vượt thép tại ngã tư Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng.
Cầu lắp ghép này mới được đưa vào sử dụng vào ngày 26/4/2012, tính đến nay thì chưa tròn 1 năm khai thác. Cầu có tổng mức đầu tư 67 tỉ đồng, dài 189 mét, cao 4,75 mét, rộng 9 mét và chỉ cho phép xe máy, ô tô trọng tải từ 3 tấn trở xuống được lưu thông qua cầu. Xe thô sơ, người đi bộ, xe buýt, ô tô trên 9 chỗ, ô tô tải trên 3 tấn bị cấm. Về vấn đề tầm nhìn của ngành giao thông Hà Nội trước việc cầu vừa xây đã phải chi cả chục tỷ đồng để sửa cầu, trả lời báo giới ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định không có chuyện Hà Nội thiếu tầm nhìn trong việc này (!?)
Chưa dừng lại đó, không ít người lo ngại về dự án vay 1.000 tỉ đồng, tương đương 49 triệu USD của WB để phát triển 1 tuyến xe buýt khi so sánh dự án này với đề xuất xây 127km buýt nhanh ở TP HCM cuối năm 2012. Theo đó, Trung tâm hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Koica) đã đề xuất với TP HCM xây dựng 8 tuyến xe buýt nhanh với tổng số vốn chỉ gần 900 tỉ đồng nhưng có tổng chiều dài 127 km, dài gấp gần 10 lần tuyến buýt nhanh ở Hà Nội.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 39 phút trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 2 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?