Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cả 2 vợ chồng cùng bị ung thư ruột kết vì thói quen ăn món này mỗi ngày

Thứ bảy, 07:17 26/09/2020 | Sống khỏe

Đây cũng là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người khi tụ tập bạn bè hoặc trong các bữa tiệc.

Vào đầu tháng 9, ông Trần và vợ ở Vũ Hán, Trung Quốc phát hiện có máu trong phân nên đã đến bệnh viện khám bệnh. Qua các xét nghiệm, bác sĩ cho biết cả 2 cùng mắc ung thư ruột kết ở giai đoạn giữa và cuối. Qua tìm hiểu, gia đình của 2 vợ chồng này không có ai có tiền sử bị ung thư. Lúc này, bác sĩ mới nghi ngờ rằng có lẽ chính thói quen ăn uống là nguyên nhân căn bệnh.

2 vợ chồng ông Trần đã nghỉ hưu cách đây 2 năm, hằng ngày thường ở nhà xem tivi và cắn hạt dưa. Khi rảnh rỗi có thể cắn đến hơn nửa ký hạt dưa mỗi lần.

Cả 2 vợ chồng cùng bị ung thư ruột kết vì thói quen ăn món này mỗi ngày - Ảnh 1.

Thói quen ăn hạt dưa khiến cặp vợ chồng bị ung thư ruột.

Theo bác sĩ khoa Ung thư Hà Vệ Hoa, một lượng lớn muối, gia vị và hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hạt dưa hiện nay. Trong đó, người ta sử dụng safrole, đây là một loại chất độc, nếu sử dụng một lượng nhỏ sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng dùng lượng lớn trong thời gian lâu sẽ gây ngộ độc, dễ dẫn tới ung thư gan hoặc ruột.

Bên cạnh đó, bác sĩ Hà cũng tiết lộ, hạt dưa chứa nhiều axit béo không bão hòa, có lợi cho con người, có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đồng thời tốt cho não bộ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, nếu ăn quá mức thì hậu quả sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

Ung thư ruột kết là căn bệnh nguy hiểm như thế nào?

Ung thư ruột kết là một loại ung thư bắt đầu ở ruột già (ruột kết). Nó thường bắt đầu dưới dạng các tế bào nhỏ trong ruột kết, không phải ung thư (lành tính) được gọi là polyp. Theo thời gian, một số polyp có thể trở thành tế bào ung thư.

Ung thư ruột kết đôi khi được gọi là ung thư đại trực tràng, là một thuật ngữ kết hợp ung thư ruột kết và ung thư trực tràng.

Cả 2 vợ chồng cùng bị ung thư ruột kết vì thói quen ăn món này mỗi ngày - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng

- Thói quen đại tiện thay đổi, bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc thay đổi độ đặc của phân.

- Chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân.

- Khó chịu ở bụng dai dẳng, chẳng hạn như chuột rút hoặc đầy hơi.

- Có cảm giác ruột trống rỗng hoàn toàn.

- Suy nhược cơ thể hoặc mệt mỏi

- Giảm cân không lý do.

Nhiều người bị ung thư ruột kết không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của tế bào ung thư trong ruột già.

Yếu tố rủi ro

- Tuổi lớn

Ung thư ruột kết xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở những người trên 50 tuổi.

- Có iền sử về ung thư đại trực tràng hoặc polyp

Nếu bạn đã bị ung thư ruột kết hoặc polyp đại tràng nhưng không phải ung thư, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị ung thư ruột kết hơn trong tương lai.

- Tình trạng viêm đường ruột

Các bệnh viêm mãn tính của đại tràng, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

- Các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết

Một số đột biến gen di truyền qua các thế hệ trong gia đình có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. Chỉ một tỷ lệ nhỏ ung thư ruột kết có liên quan đến gen di truyền. Các hội chứng di truyền phổ biến nhất là đa polyp gia đình (FAP) và hội chứng Lynch, còn được gọi là ung thư đại trực tràng di truyền không phát sinh polyp (HNPCC).

- Tiền sử gia đình bị ung thư ruột kết

Bạn có nhiều khả năng bị ung thư ruột kết nếu có một người họ hàng cùng huyết thống với căn bệnh này.

- Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo

Ung thư ruột kết và ung thư trực tràng có thể liên quan đến chế độ ăn uống điển hình của phương Tây, ít chất xơ, nhiều chất béo và calo. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ ung thư ruột kết tăng lên ở những người ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

- Lối sống ít vận động

Những người lười vận động có nhiều khả năng bị ung thư ruột kết.

- Bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường hoặc kháng insulin có nguy cơ ung thư ruột kết cao.

- Béo phì

Người béo phì có nguy cơ tử vong vì ung thư ruột kết cao hơn người có cân nặng bình thường.

- Hút thuốc, rượu.

Theo Giao thông

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 3 giờ trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 10 giờ trước

GĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Top