Cả đời chống bạo lực tình dục của bác sĩ giành giải Nobel Hòa bình
Chứng kiến những "nỗi kinh hoàng sâu sắc" ở quê nhà, bác sĩ Denis Mukwege quyết dành cả đời đấu tranh cho những phụ nữ bị bạo lực tình dục.
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, người ta gọi Denis Mukwege là "bác sĩ phép màu". Không chỉ nổi tiếng nhờ kỹ năng phẫu thuật, bác sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình 2018 còn cống hiến quên mình suốt hơn hai thập kỷ để giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực tình dục.
Theo báo chí Phương Tây, bác sĩ Mukwege sinh ngày 1/3/1955. Từ nhỏ, ông đã nuôi ước mơ trở thành bác sĩ nhờ chứng kiến người cha là mục sư thường xuyên đi thăm người bệnh.
Sau khi học y khoa tại Burundi, bác sĩ Mukwege làm việc tại Bệnh viện Lemera, phía nam Bukavu. Một thời gian sau ông sang Pháp theo học chuyên ngành phụ khoa tại Angers rồi trở về Bệnh viện Lemera.
Năm 1999, bác sĩ Mukwege lần đầu tiếp xúc với một phụ nữ bị hãm hiếp. Ông kể rằng hung thủ đã cho súng vào vùng sinh dục của nạn nhân rồi bóp cò.
"Toàn bộ xương chậu của cô ấy bị phá hủy. Tôi nghĩ rằng đó là hành vi của một kẻ điên. Thế mà năm ấy tôi điều trị đến 45 ca tương tự", bác sĩ Mukwege đau lòng thuật lại. "Suốt 15 năm, tôi đã nhìn tận mắt hàng loạt vụ bạo hành cơ thể phụ nữ và quyết định không thể khoanh tay đứng nhìn".

Các cơ quan viện trợ thuộc Liên Hợp Quốc ghi nhận tại khu vực phía bắc và phía nam Kivu, "hiếp dâm có hệ thống" với phụ nữ được sử dụng như một thứ vũ khí. Chính bác sĩ Mukwege cũng thừa nhận tội ác ở phía đông Congo đang ngày càng tăng lên với mức độ nghiêm trọng "không thể chịu đựng nổi".
Trong cuốn tự truyện của mình, bác sĩ Mukwege tâm sự những "nỗi kinh hoàng sâu sắc" mà ông chứng kiến ở quê nhà đã trở thành động lực thúc đẩy ông thành lập Bệnh viện Panzi vào năm 1999. Đây là cơ sở phụ khoa và sản khoa, có 450 giường.
Mỗi năm, Bệnh viện Panzi tiếp nhận hơn 3.500 phụ nữ, đồng thời cung cấp dịch vụ tham vấn và phẫu thuật tái tạo miễn phí cho những trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Bệnh viện Panzi đã điều trị cho hơn 85.000 phụ nữ Congo, trong đó 60% là nạn nhân bạo lực tình dục.
Levi Luhiriri, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Panzi cho biết bác sĩ Mukwege rất mạnh mẽ và đảm bảo cơ sở y tế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. "Anh ấy thẳng thắn, chính trực nhưng không chấp nhận sự qua loa", bác sĩ Luhriri nói với giới truyền thông.
Với nguyên tắc "công lý là nhiệm vụ của tất cả mọi người", bác sĩ Mukwege tin rằng cả đàn ông lẫn phụ nữ, sĩ quan và binh lính, chính quyền địa phương cũng như đất nước và quốc tế cần tham gia vào việc ngăn chặn bạo lực tình dục. Bác sĩ Mukwege còn nhiều lần chỉ trích chính phủ Congo và nhiều nước khác vì không có động thái ngăn chặn hiếp dâm.
Quyết định đứng lên bảo vệ những nạn nhân và chống lại nạn hiếp dâm, bác sĩ Mukwege đặt chính mạng sống của mình vào nguy hiểm. Tháng 10/2012, ông bị tấn công song may mắn thoát chết. Bác sĩ Mukwege phải sang châu Âu sống lưu vong và hoạt động của Bệnh viện Panzi bị gián đoạn.
Ngày 14/1/2013, bác sĩ Mukwege trở về Bukavu. Suốt 20 dặm từ sân bay Kavumu vào thành phố, người dân ra đường đón ông, chủ yếu là những bệnh nhân từng được bác sĩ săn sóc. Để ông có tiền mua vé máy bay, họ cùng đóng góp tiền bằng cách bán dứa và hành.
Hiện nay, ở tuổi 63, bác sĩ Mukwege vẫn tiếp tục điều trị và đấu tranh cho những phụ nữ bị bạo lực tình dục. Lúc Ủy ban Nobel công bố ông là người giành giải Nobel Hòa Bình cùng với Nadia Murad, bác sĩ Mukwege đang tiến hành ca phẫu thuật ca thứ hai trong ngày.
Trước khi nhận giải Nobel Hòa bình năm 2018, bác sĩ Mukwege từng được Liên Hợp Quốc vinh danh và nhận nhiều danh hiệu, giải thưởng quốc tế, trong đó có Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp.
Theo Minh Nguyên
VnExpress.net

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 1 giờ trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 17 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 18 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.