Các cán bộ, nhân viên y tế làm gì trong căn phòng đèn sáng xuyên đêm ở CDC Cần Thơ
GiadinhNet - Trong bộ đồ bảo hộ nóng bức và ngột ngạt, mồ hôi túa ra như tắm nhưng các cán bộ của CDC Cần Thơ luôn động viên nhau cố gắng, quyết tâm vì sức khỏe cộng đồng và mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh.
Làm xuyên đêm để có kết quả sớm nhất
Thời gian qua khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tất cả các cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ đã luôn là những người đi đầu trong "trận chiến", xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả.
Trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đặc biệt từ ngày 9/8/2021, Cần Thơ triển khai chiến dịch xét nghiệm cộng đồng toàn thành phố với dự kiến thực hiện 894.370 test nhanh. Hiện CDC Cần Thơ là đầu mối tiếp nhận và xét nghiệm các mẫu xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố (9 quận/huyện) bao gồm: mẫu truy vết F1, F2; khu cách ly tập trung; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và các bệnh viện dã chiến; kiểm tra định kỳ cho nhân viên y tế; khu vực bị phong tỏa; các ca nghi dương tính.

Cán bộ CDC Cần Thơ làm việc ngày đêm để có kết quả sớm nhất nhằm triển khai các biện pháp phòng dịch kịp thời các đối tượng liên quan đến F0.
Trung bình mỗi ngày Trung tâm nhận được 1.471 ống mẫu (bao gồm cả đơn và gộp cho khoảng 3.203 người). CDC Cần Thơ vẫn đang đảm bảo trả kết quả trong vòng 24h kể từ khi nhận mẫu.
Tuy nhiên các đơn vị sau khi lấy mẫu chuyển về CDC thường vào chiều tối và đêm nên các cán bộ phải nỗ lực làm xuyên đêm sao cho ra kết quả sớm nhất nhằm triển khai các biện pháp phòng dịch kịp thời các đối tượng liên quan đến F0.
Để thực hiện nhiệm vụ, tòa nhà CDC Cần Thơ tại số 1 Ngô Đức Kế được thiết kế "3 tại chỗ" cho các thành viên tuyến đầu. Những "chiến sĩ" gác lại công việc riêng, hy sinh niềm vui, hạnh phúc cá nhân, tạm xa gia đình, người thân, mang bên mình "hành trang chống dịch" chỉ với 1 ba lô quần áo và quan trọng hơn hết là tấm lòng nhiệt huyết, tất cả vì sức khỏe cộng đồng.
Những "chiến sĩ" làm công tác truy vết, điều tra dịch tễ, xét nghiệm không chỉ vất vả mà còn rất nguy hiểm khi hằng ngày phải đối mặt với SARS-CoV-2. Quá trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm vô cùng vất vả, khi mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Tuy vậy, họ lúc nào cũng sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Nhiều khi vừa mới kết thúc một đợt truy vết, về tới phòng mệt lả người, chưa kịp vệ sinh cá nhân thì đã có phát lệnh tiếp tục lên đường truy vết ở điểm mới.
Làm hết công suất, ngủ ngày 3-4 tiếng
Với công tác xét nghiệm, CDC Cần Thơ có 27 cán bộ, tuy nhiên chỉ có 9 cán bộ trực tiếp tham gia các công đoạn xét nghiệm SARS-CoV-2. Do thiếu cán bộ nên CDC đã đề xuất tăng cường cán bộ và đã được Sở Y tế điều động, bổ sung 9 nhân sự từ các đơn vị bệnh viện.
18 cán bộ này triển khai công tác xét nghiệm tại Labo, chia ra làm 3 kíp làm liên tục 3 ca/ngày, mỗi ca 8h. Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Phục hồi chức năng luôn sáng đèn, người ra người vào tất tả, cả ngày lẫn đêm. Những bóng áo trắng luôn luôn miệt mài bên máy móc, mẫu bệnh phẩm, bên từng số liệu.
Ở nơi này, công việc cần sự tập trung và chính xác cao độ, nên cán bộ vào phòng xét nghiệm được chia theo ca. Nếu trực cả đêm, sáng hôm sau ê kíp đó được về nghỉ ngơi, và ê kíp khác vào thay. Nhưng thực tế, các cán bộ phòng xét nghiệm chỉ ngủ khoảng 3 - 4 tiếng, xong lại bật dậy, tiếp tục công việc khác còn đang dang dở. Vì thế dù ngày hay đêm, phòng xét nghiệm vẫn sáng đèn, và các cán bộ xét nghiệm như những chú ong cần mẫn, lặng lẽ thực hiện công tác của mình.

Dù cả ngày với bộ đồ bảo hộ kín mít hay những đêm dài thức trắng nhưng mỗi cán bộ, nhân viên y tế CDC Cần Thơ luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn.
Tới CDC Cần Thơ, cảm giác bầu không khí yên tĩnh nhưng trong đó là cả một bộ máy vận hành nhịp nhàng, hiệu quả. Ngoài những nhóm trên, là nhóm hoàn thiện các báo cáo dịch tễ F0: 7 người phụ trách 9 quận/huyện. Trung bình mỗi người làm 15 báo cáo/ngày, 105 báo cáo/7 người/ngày. Và họ luôn đang phải làm hết công suất vì số ca bệnh đang tăng theo chiến dịch bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Nhóm công bố ca bệnh xin cấp mã bệnh nhân có 2 người (1 người tổng hợp tất cả báo cáo trong ngày trình ký, 1 người thực hiện nhập danh sách đăng tải ca bệnh lên hệ thống để xin cấp mã bệnh nhân. Nhóm cập nhật danh sách ca bệnh hằng ngày lên phần mềm tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình dịch COVID-19 tại thành phố Cần Thơ.
Ngoài ra, các cán bộ của CDC Cần Thơ còn phối hợp với công an, y tế và chính quyền địa phương kết hợp điều tra các trường hợp F0 đưa đi cách ly điều trị tại bênh viện, F1 đưa đi cách ly tập trung, F2 theo dõi sức khỏe tại nhà...
Dù vào tâm dịch hay ở trong phòng xét nghiệm, thì đội ngũ y tế làm công tác phòng, chống dịch vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lây nhiễm bệnh. Công việc của họ đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng, nên dù cả ngày với bộ đồ bảo hộ kín mít hay những đêm dài thức trắng nhưng mỗi cán bộ, nhân viên y tế CDC Cần Thơ luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn.
Bởi việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng, góp phần nhanh chóng triển khai cách ly điều trị, truy vết, khoanh vùng… kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 lây lan ra cộng đồng. Họ vẫn đang ngày đêm bền bỉ với trách nhiệm cao nhất của người cán bộ y tế với sức khỏe nhân dân.
Hà Nga - Kim Nhiên

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.