Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy thường gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Việc điều trị sớm, kịp thời và đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau, giảm biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra…
1. Điều trị đau cổ vai gáy bằng thuốc
Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến và thường là kết quả của căng cơ hoặc bong gân khi chơi thể thao, gắng sức quá mức hoặc tư thế không đúng, trật khớp, gãy xương cổ hoặc xương cánh tay trên, dây thần kinh bị chèn ép (còn gọi là bệnh rễ thần kinh).
Cơn đau cổ và vai gáy có thể từ nhẹ đến rất nặng, bao gồm: Ngứa ran, tê cứng cơ, co thắt, đau nhức. Trong một số trường hợp, đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của cơn đau tim và đột quỵ.
Trong trường hợp nếu đau cổ vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, cần sử dụng một số thuốc để giảm đau:
1.1 Thuốc uống
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (paracetamol) thường được khuyên dùng là loại thuốc đầu tiên nên thử nếu bạn bị đau ngắn hạn.
Tuy nhiên, khi lạm dụng hoặc sử dụng quá mức, độc tính của acetaminophen có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương gan. Vì vậy không nên sử dụng thuốc acetaminophen quá 4g mỗi ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen, aspirin làm giảm đau và giảm sưng bằng cách ức chế phản ứng viêm của cơ thể.
Nhóm này có thể gây tác dụng phụ: Chảy máu dạ dày, đau dạ dày, tăng huyết áp, giữ nước, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ…
Lưu ý, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu khi sử dụng NSAID, vì sự kết hợp thuốc này có thể gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ chảy máu trong dạ dày. Việc sử dụng NSAID lâu dài hoặc liều cao cũng có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, những người bị dị ứng với NSAID, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người mắc bệnh tim… cần tránh sử dụng các thuốc này hoặc dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau có nguyên nhân thần kinh: Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, fluoxetine, paroxetine, sertraline…), thuốc chống co giật (gabapentin, phenytoin…), thuốc phong bế thần kinh (bupivacaine)… thường được lựa chọn điều trị đau cổ vai gáy có nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép hoặc rối loạn dây thần kinh. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách can thiệp vào cách não bộ nhận hoặc giải thích tín hiệu đau hoặc bằng cách chặn tín hiệu đau được gửi từ thần kinh bị kích thích.
Tác dụng phụ của thuốc thường là lo lắng, bồn chồn, buồn ngủ, khô miệng và tăng cân…
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi khi có ý kiến của bác sĩ.
1.2. Thuốc bôi
Một số loại thuốc giảm đau có thể được bôi trực tiếp lên da, tại chỗ bị đau dưới dạng gel và kem, hữu ích trong việc giảm đau ngắn hạn.
Thuốc giảm đau tại chỗ thường chứa các loại thuốc NSAID như diclofenac hoặc piroxicam. Các thuốc này hoạt động bằng cách giảm viêm và sưng. Ở dạng bôi tại chỗ, thuốc ít tác dụng phụ hơn dạng uống. Capsaicin là một chiết xuất từ ớt, đôi khi cũng được sử dụng trong các loại thuốc giảm đau tại chỗ như đau cổ vai gáy.
1.3 Thuốc tiêm corticoid
Tiêm corticoid tại chỗ có thể được dùng trong giảm đau cổ vai gáy trong một số trường hợp, đặc biệt là bệnh viêm khớp vai. Thuốc có tác dụng nhanh nên có thể trị cơn đau nhanh chóng.
Thuốc tiêm corticoid cũng có thể gây một số tác dụng phụ như: Loãng xương và gãy xương ở người sử dụng trong thời gian dài, teo cơ bắp, suy nhược, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chậm phát triển ở trẻ em khi sử dụng trong thời gian dài, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, rối loạn tâm thần…
Lưu ý:
- Chỉ tiêm corticosteroid sau khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
- Không tiêm cho bệnh nhân đang bị viêm khớp nặng, người mắc các vấn đề về máu (máu khó đông) hoặc đang dùng thuốc chống đông máu (như warfarin).
- Không tiêm corticoid thường xuyên vì sẽ làm tăng nguy cơ yếu xương và mô mềm tại vùng tiêm.
- Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 hoặc có vết thương hở cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm corticoid.
1.4 Thuốc giãn cơ
Các thuốc giãn cơ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp cho người bệnh an thần và ngăn chặn các dây thần kinh báo hiệu khi bị đau lên não, giúp cơ vai gáy được thư giãn và giảm đau.
Một số thuốc thường dùng: Carisoprodol, cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen, methocarbamol…
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như: Buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn, có thể khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng và làm mất an toàn khi lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc.
Lưu ý: Thuốc giãn cơ thường được kê đơn để giảm đau cơ trong thời gian ngắn để tránh người bệnh bị lệ thuộc vào thuốc. Do đó, thuốc được chỉ định dùng trong 2-3 tuần. Ngoài ra, có thể dùng thực phẩm bổ sung để kiểm soát cơn đau mạn tính, như glucosamine hoặc chondroitin.
2. Điều trị không dùng thuốc
Với các trường hợp đau ít, có thể giảm đau bằng cách:
Chườm nóng hoặc chườm đá tại chỗ:
- Chườm túi nước đá lên vùng cổ vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau bắt đầu. Quấn túi nước đá vào một chiếc khăn và sử dụng trong tối đa 20 phút, 5 lần một ngày sẽ giúp giảm sưng.
- Chườm nóng bằng miếng đệm nóng hoặc gạc ấm.
- Massage nhẹ nhàng vùng cổ và vai.
Thể dục nhẹ nhàng: Tập bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh nhẹ nhàng.
Tránh thói quen xấu có thể gây ra cơn đau:
- Ngồi trong tư thế thoải mái, nghiêng đầu về phía trước chạm cằm vào hóp cổ và giữ tư thế đó trong 5 đến 10 giây.
- Từ từ ngả đầu về phía sau, nhìn lên trần nhà. Giữ 5 đến 10 giây.
- Nghiêng đầu sang bên phải, sao cho tai chạm vào vai.
- Giữ vai thư giãn và giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 giây.
- Lặp lại chuyển động ở phía bên trái. Xoay đầu nhẹ nhàng sang phải sao cho mắt đang nhìn hướng về phía vai. Giữ đầu ở đó trong 5 đến 10 giây.
- Lặp lại chuyển động ở phía đối diện.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Việc dùng thuốc trong điều trị đau cổ vai gáy cần lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc theo đơn của người khác, không dùng lại đơn cũ.
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.
- Tạm dừng các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động khác có thể làm trầm trọng tình trạng đau cổ vai gáy.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.